Cộng đồng mạng Trung Quốc phẫn nộ trước việc một nữ shipper bị các “thượng đế” bắt leo thang bộ nhiều tầng lầu và sau đó còn bị hất nước nóng vào người.
Nguồn cơn của vụ việc bắt nguồn từ việc một cô gái sinh viên làm nghề giao đồ ăn bán thời gian đăng tải video lên mạng xã hội bày tỏ sự uất ức của mình khi gặp phải một “nữ thượng đế” bẩn tính.
Cụ thể, trong video clip của mình cô sinh viên năm nhất đến từ thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông tường thuật lại việc cô vừa bị một khách hàng nữ “hành hạ” khi bắt cô leo tới 4 tầng thang bộ và rồi sau đó còn bị hất văng nước nóng vào người. Lí do của hành động được cho là cực kỳ bẩn tính của người đàn ông này là vì người phụ nữ trên cho rằng cô gái shipper đã giao phần mì trị giá 17 nhân dân tệ (2,5 USD) không đúng như mong đợi của cô ta.
Được biết, sau khi đi bộ lên tới nơi của vị khách nữ kia thì cô gái đặt đồ ăn trước cửa nhà khách rồi đi giao đơn khác ở tòa nhà lân cận. Một lúc sau, khách gọi lại phàn nàn mì bò có vấn đề, yêu cầu cô quay lại. Khi nữ sinh quay lại, khách nói rằng mì đóng gói không tốt, tràn nước canh ra ngoài, rồi ném bát mì xuống trước mặt shipper, khiến nước nóng bắn tung tóe lên người cô gái.
Nữ sinh cố trấn an khách hàng rằng có thể nhà hàng đã đóng gói không đúng cách và đề nghị bỏ tiền túi mua lại bát mì khác. Nữ sinh quay lại nhà hàng mua mì và được chủ quán cho hay bát mì trước đóng gói rất cẩn thận, nhưng cô vẫn mua suất mới cho khách. “Bà ấy vẫn tỏ thái độ thô lỗ khi tôi mang bát mì mới quay lại, cho rằng tôi học không tốt mà giao hàng cũng không xong“.
“Cô không đi thang bộ được à? Chỉ có mấy bước chân, tầng 4 đâu có cao” hay “Tôi cho cô 5 phút mua bát mới, nếu không tôi sẽ khiếu nại cô lên công ty”, là những câu nói của vị khách kia và trở thành sự quan tâm của các lời bình luận trên mạng. Hầu hết mọi người đều cho rằng câu nói trên xuất phát từ một người có nhân phẩm và tính cách hẹp hòi, thể hiện sự trịch thượng thái quá đối với người ở thế yếu hơn mình.
Vốn dĩ đối với các chung cư và khu dân cư cao tầng, để sử dụng được thang máy thì thường phải có thẻ từ hoặc mật khẩu dành riêng cho dân cư của tòa nhà. Việc người phụ nữ đặt phần mì bò qua mạng và từ chối hỗ trợ shipper di chuyển bằng thang máy thể hiện một sự hẹp hòi đến khó hiểu. Dẫu biết khách hàng là thượng đế, nhưng trong hoàn cảnh này thì thái độ, lời nói và hành động của vị khách nam kia vẫn là cái gì đó đi ngược lại với xu hướng ngày càng văn minh của người Châu Á nói chung hay người Trung Quốc nói riêng.
Chỉ là công việc ‘mì ăn liền’ nhưng đủ trang trải cuộc sống
Công việc bán thời gian làm shipper thời nay tại Trung Quốc có thể xem là một xu hướng của giới trẻ khi nguồn thu nhập phần nào giúp họ trang trải cuộc sống tại các thành phố lớn. Theo các thống kê cho thấy hầu hết các bạn sinh viên tại Trung Quốc được khảo sát đều coi shipper là công việc tạm thời lý tưởng, trong đó có khoảng 15% là muốn gắn bó lâu dài với nghề shipper.
“Tôi biết mình sẽ không làm công việc giao hàng mãi được, nhưng để tìm việc khác cũng chẳng phải dễ. Tôi định làm shipper trong vài năm rồi tiết kiệm một khoản tiền, sau đó về quê và mở một cửa hàng nhỏ“, một nam shipper tên Jianguo trả lời khi được phỏng vấn.
Nhiều ý kiến cho rằng công việc của một shipper tuy không đòi hỏi trình độ nhưng lại là một công việc khá hà khắc. Việc này càng không hề dễ dàng đối với các shipper là nữ giới. Tuy nhiên, trong vụ việc này có thể thấy được sự chuyên nghiệp của nghề shipper tại Trung Quốc khi cô gái sẵn sàng quay về cửa tiệm để đổi bát mì khác cho “nữ thượng đế”.
Các nền tảng giao đồ ăn ở Trung Quốc chỉ hỗ trợ khách hàng khiếu nại và đã xảy ra nhiều trường hợp shipper bị bắt nạt. Hồi tháng 5, một khách hàng ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, yêu cầu shipper mang cho anh ta một thùng bia không có trong đơn đặt hàng ban đầu và shipper phải leo thang bộ 6 tầng.
Năm ngoái, một nam khách hàng ở miền nam Trung Quốc đe dọa shipper giao đồ ăn nhanh rằng sẽ khiếu nại với công ty nếu không quan hệ tình dục với anh ta.