Ở hầu hết các môn thể thao, luật thay người do chấn động được áp dụng nhiều trong các năm gần đây. Bóng đã cũng không ngoại lệ, khi năm nay FIFA đã mang luật ấy vào World Cup 2022.
Theo tờ Sporting News, trong tất cả các trận đấu tranh cúp trên thế giới, chúng ta đang chứng kiến sự phổ biến của luật thay đổi người do chấn động. Đây là luật mà các đội có thể thay thế người đang bị chấn động hoặc có dấu hiệu chấn động, mà nó không gây ảnh hưởng đến quyền thay đổi người vốn có trong các trận đấu. Quy định trên đã được FIFA áp dụng ở trận Iran và Anh tối 21/11 tại World Cup 2022.
Hiểu thêm về luật thay đổi người
Trước khi World Cup 2022 diễn ra, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đã xác nhận cho phép luật thay đổi người do chấn động. Đây là lần đầu tiên luật này được áp dụng tại giải đấu bóng đá lớn nhất thế giới World Cup.
Từ lâu, nhiều lời kêu gọi của các chuyên gia sức khỏe về vấn đề cầu thủ bị chấn động và họ cần được rời sân để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, để đảm bảo cho trò chơi được công bằng với đội có cầu thủ bị thương thì luật này nên được áp dụng, luật sẽ không ảnh hưởng đến quyền thay đổi người vốn có của bóng đá.
Sau trận chung kết World Cup 2014, vấn đề này trở nên đặc biệt hơn cả. Khi đó, tiền vệ người Đức Kramer bị chấn động đầu, sau pha va chạm với cầu thủ Garay bên phía đối thủ. Anh đã bị vai Garay húc vào mặt nên gần như bị hạ gục. Kramer xuất hiện triệu chứng chấn động nhưng lại không thể rời sân.
Sau đó, Kramer buộc phải thi đấu tiếp nhưng tầm 10 phút thì anh phải rời sân nhường chổ cho Andre Schuerrle vì bị choáng. Anh thừa nhận với báo chí rằng mình không nhớ được gì nhiều về trận chung kết ấy với Argentina sau khi gặp chấn thương ở đầu ấy.
Sự kiện này tạo nên làn sóng tranh luận mạnh mẽ. Nó đặt ra vấn đề và tính cấp thiết của việc xem xét các chấn động và có quy trình phù hợp để sự cố đáng tiếc không xảy ra. Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy chấn động khi thi đấu thể thao có thể gây nhiều hậu quả nguy hiểm cho tính mạng.
Theo tờ The Athletic, cầu thủ có thể gặp tình trạng phù não thứ cấp, do nhiều tác động cộng dồn lên nhau sau chấn thương đầu tiên. Phù não thứ cấp là tình trạng não bị sưng lên nhanh hơn sau khi chấn thương lần 2, mà tác động lần 1 vẫn chưa hết. Sự kiện này rất hiếm xảy ra, nhưng nếu có thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Quy định dài 21 trang của FIFA
Trên trang Web chính thức của FIFA, họ đã công bố một tài liệu dài với tên gọi là “Giao thức y tế của FIFA với chấn động – Nghi ngờ và cách bảo vệ”. Tài liệu có cho biết nếu xuất hiện triệu chứng hoặc dấu hiệu tổn thương não do chấn động thì bác sĩ nên đưa cầu thủ ra khỏi sân kiểm tra. Họ sẽ dùng phương pháp chẩn đoán chấn động để tìm kiếm và kiểm tra nơi bị chấn thương.
Nếu chấn thương thương nghiêm trọng xảy ra, đội tuyển có quyền thay thế người bằng cách dùng phương pháp thay thế chấn thương vĩnh viễn bổ xung (APCS). Quyền thay người thông thường sẽ không bị ảnh hưởng. Và 5 lần thay người sẽ được giữ nguyên.
Việc thực hiện luật này là không dễ dàng. Bởi các quan chức y tế buộc phải thực hiện kiểm tra tiếp cận an toàn. Sau đó, thì không có bất kỳ yêu cầu nào về giám định y tế để đánh giá cầu thủ liệu có thể chơi tiếp hay không. Vậy nên, việc thực hiện đúng luật này khá khó.
FIFA đã chạy thử quy định này tại Club World Cup 2021. Từ đó, một số giải đấu đặt biệt cũng áp dụng hình thức luật này như Premier League. Lần đầu tiên áp dụng thay người do chấn động là tại Anh ngày 6/2/2021. Trong tình huống Diop của West Ham bị thay ra sau cú va chạm đầu. Anh vẫn thi đấu sau khi va chạm, nhưng khi được đánh giá thêm ở phòng thay đồ thì đội ngũ y tế xác nhận anh không đủ sức khỏe để tiếp tục ra sân. Vậy nên, anh buộc phải ra sân.
Quy định của thay người do chấn động là không làm mất quyền thay người. Quyền thay người đã tăng lên 5 lần từ World Cup năm nay về sau. Ngoài ra, ở các trận đấu bù giờ ở vòng loại trực tiếp, các đội được quyền thay người thêm một lần. Vậy là có tối đa 6 lượt thay người khi trận đấu bước qua hiệp phụ.