Trang chủ Giáo dục & Đời sống Câu chuyện cưới hỏi: Đừng để ngày vui trở thành nguyên nhân khiến mối quan hệ bị sứt mẻ

Câu chuyện cưới hỏi: Đừng để ngày vui trở thành nguyên nhân khiến mối quan hệ bị sứt mẻ

bởi Uyên Uyên
0 bình luận

Đôi khi một số ứng xử kém tinh tế có thể làm mất lòng cô dâu chú rễ lẫn khách mời.

Hàng loạt câu chuyện cưới hỏi kém tinh tế khiến mối quan hệ sứt mẻ.
Hàng loạt câu chuyện cưới hỏi kém tinh tế khiến mối quan hệ sứt mẻ.

Một số trường hợp ứng xử kém tinh tế trong chuyện cưới hỏi

Trường hợp thứ nhất: Chú rễ gửi thiệp mời qua Facebook và không nói thêm câu nào

Sau khi học xong cấp 3, Gia Kiệt (28 tuổi) sang Mỹ du học. Thỉnh thoảng có thời gian, anh vẫn về thăm nhà và bạn bè thân thiết, hiếm khi tham gia các cuộc họp lớp với bạn cũ. Tuy vậy, mỗi khi bạn cũ kết hôn thì Gia Kiệt vẫn nhận được thiệp mời online đều đặn.

Thời gian đầu, vì không muốn mất lòng bạn học đồng thời giữ phép lịch sự nên Gia Kiệt thường nhờ người chuyển hộ tiền mừng cưới cho cô dâu chú rễ. Về sau, anh cảm thấy bản thân phải mất một khoản tiền (dù nhỏ) nhưng không nằm trong tính toán đồng thời Kiệt cũng không có ý định sẽ mời những người bạn này khi mình kết hôn. Vì vậy anh quyết định bơ những tin nhắn mời cưới sau đó.

Tương tự Gia Kiệt, Minh Anh (27 tuổi) cũng thường xuyên nhận được thiệp cưới của bạn cũ. Hầu hết cô đều gửi tiền mừng vì dù sao cũng có nhiều kỉ niệm trong những năm tháng đi học. Một ngày nọ, Minh Anh nhận được thiệp mời cưới qua Facebook của người bạn cấp 3. Đã 9 năm trôi qua, số lần nói chuyện của cả hai sau khi không còn học chung đếm trên đầu ngón tay. Điều đáng nói là người bạn đó chỉ gửi vỏn vẹn tấm thiệp và không nói thêm câu nào. Khó chịu vì màn mời cưới “kiệm lời”, Minh Anh quyết định nhấn “đã xem” và không gửi tiền mừng nữa.

Người mời cưới chỉ gửi vỏn vẹn tấm thiệp qua Facebook mà không nói gì thêm. (Ảnh minh họa)
Người mời cưới chỉ gửi vỏn vẹn tấm thiệp qua Facebook mà không nói gì thêm. (Ảnh minh họa)

Trường hợp 2: Vờ “nhập viện” để không dự đám cưới

Người ta có câu thế này: “Trong nhóm hai đứa chơi chung, đứa nào cưới sau đứa đó thiệt”. Nghe có vẻ hài hước nhưng câu nói đó được rút ra từ những câu chuyện tương tự dưới đây.

Không đề cập đến chuyện thiệt hơn trong tiền mừng cưới, nhiều người cảm thấy chạnh lòng khi đến dự đám cưới bạn hết mình nhưng đến lúc mình cưới thì bạn làm ngơ. Người từng trải qua tình huống này là bạn Mai Linh (Hà Nội).

Trước đây một người bạn khá thân thiết làm đám cưới, Linh không chỉ đến dự với tư cách bạn bè mà còn giúp bạn bê tráp, làm phụ dâu. Bẵng đi một thời gian, Mai Linh kết hôn. Người bạn này viện đủ lí do để không đến. Vào ngày Linh cưới, cô bạn thân thiết năm xưa gửi ảnh truyền nước biển vờ đang nằm viện để không đi.

Sau hôm đó, Linh phát hiện người bạn đó nói dối mình. Người đó không hề đến bệnh viện như đã nói, thậm chí vẫn đăng story Facebook bình thường nhưng bật chế độ chặn Mai Linh để cô không xem được. Gọi là bạn bè khá thân nhưng đến một lời chúc mừng cũng không có nên Mai Linh quyết định chấm dứt tình bạn này.

Chơi với bạn hết mình, bạn chơi lại hết hồn.
Chơi với bạn hết mình, bạn chơi lại hết hồn. (Ảnh minh họa)

Trường hợp 3: Bị cô gái từng đi bê tráp đòi tiền mừng cưới

Trong các cách ứng xử thiếu tinh tế, trớ trêu nhất là trường hợp của bạn Hoàng Vân. Vào một ngày đẹp trời, Vân bỗng nhận được tin nhắn đòi chuyển khoản tiền mừng cưới của người bạn “hơi quen” trên Facebook. Người ấy nói rằng vì trước đã tham dự đám cưới của Vân giờ mời lại mà Vân không đi thì phải chuyển khoản tiền mừng cưới.

Sau khi nhận được tin nhắn, Vân không khỏi hoang mang vì người này chỉ trong đội bê tráp của cô, cả hai không hề thân quen gì. Vì thói quen xã giao nên khi trước Vân có mời người này đi ăn tiệc. Bẵng đi 4 năm không liên lạc, cô gái bê tráp đòi chuyển khoản tiền mừng. Đặc biệt, người này còn đăng trên trang cá nhân rằng những ai cô từng đi đám cưới thì chuyển tiền mừng lại.

Biết mình được nhắc tên trong đó, Vân thở dài ngao ngán. Cô cho biết ngoài lúc bê tráp ra thì cả hai không có mối quan hệ nào khác. Việc cô gái đó mừng cưới Vân 200 nghìn đồng, Vân không hề ép hay mời cưới, tự cô ấy chủ động. Cảm thấy khá ấm ức nhưng cuối cùng Vân vẫn chuyển khoản 200.000 đồng cho cô gái bê tráp.

Dù ấm ức nhưng Vân vẫn chuyển khoản cho cô bạn bê tráp 200 nghìn đồng. (Ảnh minh họa)
Dù ấm ức nhưng Vân vẫn chuyển khoản cho cô bạn bê tráp 200 nghìn đồng. (Ảnh minh họa)

>>>Xem thêm: Cô gái quyết định nghỉ việc vì đồng nghiệp không dự đám cưới

Kết luận

Đám cưới là ngày trọng đại của đời người nên có rất nhiều vấn đề phải lo lắng và mỗi người đều có cách giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, suy cho cùng, đó là ngày vui của cô dâu chú rễ lẫnkhách mời tham dự. Vì thế, chúng ta nên biết tinh tế trong cách mời cưới cũng như nên mời những người có mối quan hệ thân thiết để tránh gây khó xử và làm sứt mẻ mối quan hệ.

>>>Có thể bạn quan tâm: Đông Nhi bị chỉ trích vì không dự đám cưới Diệu Nhi

Uyên Uyên

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN