Trang chủ Giáo dục & Đời sốngXã hội Ngày càng nhiều nội dung tiêu cực xuất hiện trên TikTok

Ngày càng nhiều nội dung tiêu cực xuất hiện trên TikTok

bởi Uyên Uyên
0 bình luận

Các chuyên gia đưa ra lời cảnh báo khi nhận thấy ngày càng nhiều nội dung tiêu cực xuất hiện trên TikTok một cách thiếu kiểm soát. Đừng thơ ơ hay bỏ qua các nội dung ấy vì nạn nhân có thể là người thân của chúng ta.

Các chuyên gia, bác sỹ đã đưa ra lời cảnh báo khi có nhiều nội dung tiêu cực xuất hiện trên TikTok.
Các chuyên gia, bác sỹ đã đưa ra lời cảnh báo khi có nhiều nội dung tiêu cực xuất hiện trên TikTok.

Nội dung tiêu cực xuất hiện trên TikTok đang là nỗi lo lớn của các bậc phụ huynh

Như các trang mạng xã hội khác, TikTok cung cấp cho người dùng những công cụ tiện ích như khả năng đăng tải nội dung, phát trực tiếp, bình luận dưới bài đăng và chế độ nhắn tin nhanh. Đa phần các nội dung xuất hiện nhiều trên TikTok là các mẹo vặt trong cuộc sống, hướng dẫn trang điểm, tips chụp hình hay những video nhảy trên nền nhạc cùng đa dạng hiệu ứng, filter có sẵn… Chúng góp phần mang lại những thông tin tích cực, hữu ích cho người dùng.

Tuy nhiên hiện nay, vì muốn video lên xu hướng và tăng lượt follow, lượt thích, nhiều bạn trẻ không ngại nghĩ và thực hiện những nội dung tiêu cực. Theo khảo sát, cứ vài tuần thì lại xuất hiện một nội dung mang tính cực đoan và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng người dùng nền tảng xã hội này. Chưa dừng ở việc gây hại đến tinh thần, nhiều nội dung tiêu cực xuất hiện trên TikTok còn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của một số bạn trẻ còn hạn chế về mặt nhận thức. Họ thực hiện vì thú vui nhất thời mà không nghĩ đến hệ lụy có thể xảy ra.

Thử thách ăn muối bị lên án vì để lại nhiều hậu quả khó lường.
Thử thách ăn muối bị lên án vì để lại nhiều hậu quả khó lường.

Vấn đề mà TikTok chưa kiểm soát được là làm thể nào để ngăn chặn việc khai thông tin giả trên hệ thống. Mặc dù TikTok đưa ra quy định cấm người dưới 13 tuổi sử dụng nhưng những bạn trẻ dưới độ tuổi trên vẫn có thể qua mặt hệ thống bằng cách khai thông tin giả để đăng kí tài khoản.

Đây cũng là điều các bậc phụ huynh e ngại vì ngoài các clip nhảy nhót vui nhộn thì thỉnh thoảng lại xuất hiện một video mang nội dung tiêu cực. Chưa dừng ở đó, sau khi các bạn dưới độ tuổi quy định tiếp cận các video tiêu cực, chúng dễ bị cuốn vào những thử thách ấy và thực hiện theo. Một trong những nội dung tiêu cực xuất hiện trên TikTok phải kể đến là “Thử thách ngạt thở” (Blackout Challenge).

Thử thách nguy hiểm này đã để lại làn sóng phẫn nộ trong dư luận, nhất là những bậc phụ huynh có con em là nạn nhân.
Thử thách nguy hiểm này đã để lại làn sóng phẫn nộ trong dư luận, nhất là những bậc phụ huynh có con em là nạn nhân.

Theo trang People thông tin, Blackout Challenge đã xuất hiện trên các nền tảng xã hội khác vào năm 2008. Tuy nhiên vào năm 2021, chúng bỗng nhiên xuất hiện trở lại trên TikTok (nền tảng xã hội có lượng người dùng đông đảo hàng đầu hiện nay).

Được biết, “Thử thách ngạt thở” là thử thách mà người tham gia sẽ dùng bất kỳ hình thức nào để gây ngạt thở cho đến khi mất ý thức tạm thời. Những người thực hiện thử thách sẽ quay lại toàn bộ quá trình và đăng lên TikTok.

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khi liệt kê số ca tử vong hàng tuần, họ nhận ra có đến 82 ca tử vong sau khi tham gia Blackout Challenge. Những người này thuộc độ tuổi từ 11 đến 16 và trung bình là 13 tuổi.

Tìm hiểu nguyên nhân, CDC nhận thấy những người trẻ thực hiện thử thách khi không có bố mẹ bên cạnh. Các bậc phụ huynh không hề biết con mình đang thực hiện một thử thách mà có thể lấy đi mạng sống của họ. Bởi vì có quá nhiều phụ huynh không hiểu về thử thách này nên không thể ngăn cản những đứa trẻ thực hiện. Vì vậy, tác giả chính của nghiên cứu – ông Robin L. Toblin cho biết cần nâng cao nhận thức của bố mẹ để bảo vệ con mình trước những nội dung tiêu cực trên TikTok.

Trang People cũng đưa ra lời cảnh báo khi có quá nhiều bạn trẻ tử vong vì thực hiện “Thử thách ngạt thở”. Arriani (9 tuổi) tử vong sau khi thực hiện Blackout Challenge. Bố mẹ của bạn đã đưa đơn kiện nền tảng TikTok.

Theo Los Angeles Times, hai cô gái Lalani Erika Walton (8 tuổi) và Arriani Jaileen Arroyo (9 tuổi) bị phát hiện tử vong khi thực hiện thử thách nguy hiểm này. Gia đình của họ đã đưa đơn kiện tụng vì những video tiêu cực lại dễ dàng lên đề xuất. Họ cho rằng đây là thuật toán của gã khổng lồ TikTok.

Một cô gái đến từ Texas bị gia đình phát hiện tử vong trong trạng thái sợi dây buộc quanh cổ. Sau khi cảnh sát vào cuộc, họ đã kiểm tra điện thoại và máy tính bảng của cô, và đưa ra nhận định rằng, cô gái tử vong vì lặp lại thử thách này nhiều lần.

Ở một trường hợp khác, cô bé Arroyo sống tại Milwaukee tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ đã tử vong khi dùng dây xích chó để quấn quanh cổ mình. Cô được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng cũng tử vong ngay sau đó vì bị mất toàn bộ chức năng não.

Những đứa trẻ trên không phải là trường hợp đầu tiên. Mới đây, vào tháng 5 năm 2022, cô gái 10 tuổi Nylah Anderson đã tử vong khi tham gia “thử thách ngạt thở”. Sau đó, mẹ của cô đã vô cùng tức giận và đưa đơn kiện TikTok khi cho rằng gã khổng lồ này đang “lập trình cho trẻ em vì lợi nhuận doanh nghiệp và thúc đẩy sự nghiện ngập“, “một ứng dụng săn mồi và thao túng”, TikTok đang cố gắng đẩy “những thách thức cực kỳ nguy hiểm và không thể chấp nhận được“.

Những trẻ em tử vong khi thực hiện Thử thách ngạt thở.
Những trẻ em tử vong khi thực hiện Thử thách ngạt thở.

Thử thách độc hại này đã lấy đi mạng sống của rất nhiều trẻ em. Theo một khảo sát, ngoài Hoa Kỳ, có ít nhất 4 ca tử vong của trẻ từ 11 đến 14 tuổi ở 4 quốc gia khác như Úc, Oklahoma, Colorado và Ý.

>>>Xem thêm: Làm CTV trên TikTok, nạn nhân bị lừa 280 triệu đồng

Chung tay ngăn chặn hậu quả

Vì TikTok chưa giải quyết được vấn đề nêu trên nên các nước lần lượt chung tay ngăn chặn hậu quả, mong muốn giảm thiểu tối đa các ca tử vong vì thực hiện theo những nội dung tiêu cực trên TikTok.

Một số quốc gia ra lệnh cấm, chung tay ngăn chặn hậu quả từ TikTok.
Một số quốc gia ra lệnh cấm, chung tay ngăn chặn hậu quả từ TikTok.

Vào năm 2020, Tổng thống Donal Trump đã cố gắng đưa ra chính sách loại bỏ TikTok khỏi quốc gia nhưng không thành công. Tuy Hoa Kỳ không thể cấm dùng TikTok nhưng một số quốc gia đã áp dụng được quy định này trên đất nước của họ.

Ở Nga đã ra chính sách luật tin tức giả mạo. Dù TikTok không bị gỡ nhưng ông lớn này bị gán vi phạm chính sách của Nga và không thể đăng tải những video mới.

Ngoài Nga, dưới đây là 4 nước đã áp dụng thành công lệnh cấm sử dụng TikTok:

Ấn Độ

Ấn Độ là nước chung tay ngăn chặn hậu quả thành công nhất. Vào mùa hè năm 2020, Ấn Độ đã cấm ứng dụng TikTok cùng với 50 ứng dụng khác trong nước họ. Được biết, nguyên nhân cấm là vì chính quyền Ấn Độ có nhiều sự lo ngại liên quan đến gã khổng lồ TikTok và an ninh của quốc gia. Trước khi bị cấm, ứng dụng này được sử dụng rộng rãi ở nơi đây với 200 triệu tài khoản đăng ký.

Sự việc TikTok bị cấm vĩnh viễn và rút khỏi thị trường Ấn Độ đã khiến nền tảng xã hội này phải chịu lỗ 6 tỷ đồng bởi vì ByteDance (công ty mẹ của TikTok) đầu tư vào Ấn Độ hơn 1 tỷ USD. Với lệnh cấm vô cùng dứt khoác của chính quyền Ấn Độ đã giúp người dân nước họ không bị ảnh hưởng bởi các nội dung tiêu cực xuất hiện trên TikTok.

Pakistan

Từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2021, Pakistan đã có 4 lần ngăn chặn TikTok xuất hiện ở nước họ vì mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa chính quyền Pakistan và TikTok.

Được biết, lệnh cấm đầu tiên kéo dài 10 ngày, từ tháng 10/2021 với nội dung bị cho là không phù hợp. Đến tháng 3/2021, TikTok tiếp tục “bị gán” lệnh cấm trong 1 tháng, đến tháng 4/2021. Lệnh cấm thứ ba là vào tháng 6/2021, tuy nhiên lần này chỉ diễn ra 3 ngày. Ở lần thứ 4, Pakistan ra lệnh cấm lâu hơn, cụ thể là 4 tháng và thời gian bắt đầu là tháng 7/2021.

Bangladesh

Bangladesh cũng là quốc gia nhiều lần áp dụng lệnh cấm với TikTok. Vào tháng 11/2018, người dân nước này đã bị hạn chế quyền truy cập. Đến tháng 2/2019, đây có thể là thời điểm sóng gió của TikTok khi vừa bị Bangladesh cấm lưu hành ở quốc gia họ mà gã khổng lồ TikTok còn bị phạt 5,7 triệu USD tại Mỹ vì thu thập trái phép thông tin trẻ em.

Bangladesh và TikTok cũng có nhiều mâu thuẫn khó hòa giải. Tuy năm 2020, quốc gia này cho phép sử dụng lại TikTok nhưng chỉ một năm sau đó, một tòa án ở Bangladesh đã ra lệnh cấm gã khổng lồ cùng một số ứng dụng khác hoạt động trên quốc gia họ trong 3 tháng.

Indonesia

Trong số các quốc gia chung tay ngăn chặn hậu quả từ TikTok thì ở quá khứ, Indonesia cũng từng ra quyết định hạn chế truy cập trên nền tảng xã hội này. Cụ thể vào tháng 7/2018, nhận thấy video TikTok có nhiều nội dung khiêu dâm và không phù hợp, Indonesia đã ra thông báo cấm sử dụng nhưng lệnh ấy chỉ áp dụng 1 tuần. Sau đó, người dân quốc gia này có thể truy cập lại TikTok khi mà gã khổng lồ đã loại bỏ các video độc hại nêu trên.

>>>Có thể bạn quan tâm: Nhiều học sinh Ấn Độ phải điều trị tâm lí vì nghiện BTS

Kết luận

Nhìn chung, sau khi những nội dung tiêu cực của TikTok đã lấy đi mạng sống của nhiều đứa trẻ trên các nước, người dùng Việt đã không ngừng lênh án và nhiều lần cảnh báo đến gia đình, người thân tránh xa các nội dung độc hại. Việc không kiểm soát được nội dung cũng như độ tuổi tiếp cận đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Chúng ta sẽ không thể nào biết được con em trong gia đình chúng ta thấy những video đó rồi âm thầm thực hiện theo hay không.

Với việc thông tin lan truyền quá nhanh trên các trang mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng, người dùng nên có ý thức chắt lọc thông tin để xem giải trí và học hỏi. Ngoài ra cần quan tâm đến những người trẻ trong gia đình, cảnh báo chúng trước nội dung xấu bằng cách nhấn “report” và lên án gay gắt bằng những cách nằm trong khả năng. Về phía TikTok, hệ thống quản lý cần làm việc hiệu quả hơn bằng cách chắt lọc, kiểm duyệt nội dung thật sao sát, không để chúng có cơ hội xuất hiện trên trang chủ TikTok.

Uyên Uyên

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN