Trang chủ Giáo dục & Đời sống 4 thói quen của cha mẹ khiến trẻ dễ bị tự ti, trầm cảm

4 thói quen của cha mẹ khiến trẻ dễ bị tự ti, trầm cảm

bởi Uyên Uyên
0 bình luận

Thói quen của cha mẹ sẽ quyết định sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì thế, nếu cha mẹ thường làm 4 điều sau sẽ khiến con trẻ dễ bị mặc cảm, tự ti thậm chí là mắc căn bệnh trầm cảm.

Thói quen của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý con trẻ.
Thói quen của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý con trẻ.

Trẻ nhỏ rất cần cảm giác an toàn, nó sẽ hình thành nên nhân cách của một đứa trẻ khi lớn lên. Một đứa trẻ khi không cảm thấy an toàn sẽ thường có biểu hiện mặc cảm, tự ti và nặng hơn là mắc căn bệnh trầm cảm. Khi ấy cảm xúc tiêu cực thường xuyên chiếm hữu trong suy nghĩ của con trẻ. Nếu mất cảm giác an toàn, đứa trẻ có thể bị ảnh hưởng tâm lý đến suốt đời.

Vì vậy, thói quen của cha mẹ sẽ quyết định sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong sinh hoạt hàng ngày nếu cha mẹ thường xuyên làm 4 điều sau sẽ dễ làm trẻ bị tự ti, nhút nhát và trầm cảm.

Một trong 4 thói quen của cha mẹ: Ít giao tiếp với con

Xã hội không ngừng phát triển khiến con người luôn trong trạng thái tất bật để lo cơm, áo, gạo, tiền… Khi nhịp sống hối hả cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ dành thời gian kiếm tiền nhiều hơn. Một số phụ huynh sau khi làm việc tại cơ quan còn mang khối lượng lớn công việc về nhà tiếp tục giải quyết. Qua đó, tần suất nói chuyện với con cái ngày càng ít.

Cha mẹ lại không biết rằng, trẻ nhỏ là đối tượng rất cần được giao tiếp và chia sẻ thường xuyên. Chúng có nhiều thắc mắc cần giải đáp cũng như cần cha mẹ trò chuyện để không cảm thấy cô đơn. Một số cha mẹ vì quá bận rộn nên vào buổi tối chỉ đủ hỏi con các vấn đề xoay quanh việc học tập. Chẳng hạn như: “Hôm nay con đi học thế nào?”, “Con thi có tốt không?”… rồi lại tiếp tục với công việc.

Theo các cuộc khảo sát, nhiều phụ huynh cho biết con lớn rồi thì có thể tự lo cho mình. Họ nói rằng: “Con đã lớn và có thể tự lo cho mình được, mình không cần bận tâm quá nhiều”. Đó là suy nghĩ của các bậc cha mẹ hiện đại nhưng lại không may làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ.

Cha mẹ ít giao tiếp với con sẽ khiến con mất cảm giác an toàn và thiếu tự tin trong cuộc sống.
Cha mẹ ít giao tiếp với con sẽ khiến con mất cảm giác an toàn và thiếu tự tin trong cuộc sống.

Con cái rất cần được yêu thương và quan tâm đến tâm tư suy nghĩ của chúng vì suy cho cùng cha mẹ là người bạn đầu tiên và là đối tượng để chúng gửi gắm sự tin tưởng. Vì vậy, dù bận đến mức nào, cha mẹ cũng cần sắp xếp thời gian để trò chuyện cùng con. Qua đó nếu con trẻ có vấn đề gì cha mẹ cũng kịp thời nắm được và tìm hướng giải quyết cho con.

Các cặp vợ chồng ly hôn, nếu con ở với cha hoặc mẹ thì cha mẹ cũng nên tương tác, trò chuyện với con một cách vui vẻ, tích cực để con không cảm thấy tổn thương khi có một gia đình không trọn vẹn. Ngoài ra, trong giai đoạn thi cử, cha mẹ không nên chỉ nói về việc học mà hãy động viên con, cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Từ đó, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và học hành tốt hơn.

Hay quát mắng, đe dọa để giáo dục con

Một thói quen của cha mẹ khiến con trẻ dễ bị ảnh hưởng tâm lý đó là thường xuyên đe dọa, quát mắng nếu con không nghe lời. Khi con trẻ cứng đầu, bướng bỉnh, các bậc phụ huynh thường dùng những từ ngữ đe dọa vì làm như vậy sẽ đem lại hiệu quả nhanh nhất. Ví dụ một trường hợp, trẻ nhất quyết đòi đi chơi, cha mẹ sẽ thường nói là: “Bên ngoài có ông kẹ, nếu ra đó sẽ bị ăn thịt”.

Việc giáo dục sai cách rất dễ khiến trẻ mất cảm giác an toàn. Trong khi cha mẹ hiện nay rất thường dung những lời nói dối hay đe dọa để làm con cái nghe lời. Ngay cả khi chúng lớn lên, biết cha mẹ nói dối để chúng ngoan hơn thì trong tư tưởng của chúng sẽ luôn có suy nghĩ “thế giới này chỉ toàn những điều giả dối và đáng sợ”.

Phụ huynh không nên quát mắng hay đe dọa con vì như thế sẽ khiến trẻ bị tự ti và cảm thấy bất an trong tâm hồn. Từ đó, lớn lên sẽ hình thành nhân cách của chúng là một người rụt rè, nhút nhát.

Thường xuyên quát mắng, đe dọa sẽ khiến trẻ nhỏ bị tổn thương tinh thần.
Thường xuyên quát mắng, đe dọa sẽ khiến trẻ nhỏ bị tổn thương tinh thần.

Đặt kỳ vọng quá cao vào con

Cha mẹ đặt kỳ vọng vào con là tốt nhưng nếu kỳ vọng quá cao sẽ khiến con trẻ bị căng thẳng, áp lực và luôn trong trạng thái lo sợ nếu không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ.

Khi không đạt điểm cao như các bạn cùng trang lứa, sợ bị cha mẹ quát mắng, chúng thường sống trong lo âu, thấp thỏm và nhiều khi nghĩ cách nói dối cha mẹ. Nếu áp dụng phương pháp kỳ vọng quá cao vào con để con học hành tiến bộ thì vô hình trung sẽ khiến con trẻ hình thành những nhân cách xấu, bắt đầu biết nói dối, sinh lòng đố kỵ khi không bằng bạn bằng bè. Bên cạnh đó, chúng cũng sẽ dần có khoảng cách với cha mẹ và trở nên thiếu tự tin trong cuộc sống.

Cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao vào con sẽ khiến trẻ bị tự ti, căng thẳng và có thể dẫn đến trầm cảm.
Cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao vào con sẽ khiến trẻ bị tự ti, căng thẳng và có thể dẫn đến trầm cảm.

Vì thế, thay vì lúc nào cũng đặt kỳ vọng cao vào con, cha mẹ nên hiểu con hơn. Hãy ở bên cạnh và liên tục động viên con trẻ, trở thành người bạn thân đáng tin cậy của con để con có thể tự tin và phát huy được điểm mạnh của chúng.

>>>Xem thêm: 10 nguyên tắc dạy con của người Nhật được cả thế giới áp dụng

Cha mẹ cãi nhau và trút giận lên con trẻ

Khi có vấn đề trong cuộc sống, cha mẹ thường cãi nhau và bắt đầu trút lên con trẻ. Khi bực tức mà thấy con ngồi chơi game, cha mẹ thường có xu hướng quát mắng con thậm tệ vì không lo học hành. Một yếu tố quan trọng khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn là chúng thường xuyên phải chứng kiến và “dính đạn” trong các cuộc tranh cãi của cha mẹ.

Trẻ con sẽ bị tổn thương tâm lý sâu sắc nếu thường xuyên nghe cha mẹ cãi nhau.
Trẻ con sẽ bị tổn thương tâm lý sâu sắc nếu thường xuyên nghe cha mẹ cãi nhau.

Trên thực tế, con cái rất dễ bị bất an và trầm cảm nếu như sống trong gia đình mà cha mẹ thường xuyên tiêu cực. Những vấn đề về kinh tế hay chuyện người lớn, cha mẹ không nên bàn bạc lớn tiếng hay tranh cãi trước mặt con vì chúng chưa đủ nhận thức để hiểu những chuyện đó. Ngoài ra, cha mẹ muốn con được phát triển một cách toàn diện thì cha mẹ nên là tấm gương mẫu mực cho con, biết cách kiểm soát cảm xúc và cùng chung tay xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Ngày nay, thói quen của cha mẹ rất dễ khiến trẻ bị tự ti, trầm cảm. Nhất là khi cha mẹ kỳ vọng cao vào con và thường xuyên so sánh con với người khác. Để con cái tự tin vững bước vào đời, các bậc phụ huynh nên tập hiểu và chia sẻ với con nhiều hơn. Giáo dục con bằng cách nhẹ nhàng, từ tốn và khoa học sẽ giúp con trẻ dễ tiếp thu và tự khắc nghe lời cha mẹ.

>>>Có thể bạn muốn biết: 4 bài học giao tiếp giúp tỷ phú Warren Buffett thành công

Uyên Uyên

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN