Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Con người có thể nhịn ăn vài ngày hoặc vài tuần nhưng sẽ chết nếu nhịn uống nước sau 3 ngày. Nhưng nếu bạn uống nước sai cách thì có thể gây hại cho cơ thể. Cùng Báo Việt Nam tìm hiểu cách uống nước đúng cách sau đây để không gặp các vấn đề xấu như: rụng tóc, da xấu, bệnh về khớp, tim, dạ dày…
Tư thế uống nước đúng cách
Theo các chuyên gia bạn nên uống nước khi ngồi để thận có thể ở trạng thái cân bằng và cơ bụng thả lỏng tốt hơn cho sức khỏe. Hầu hết, mọi người hiện nay vẫn đang chủ quan trong việc uống nước và đều uống một cách vội vàng hoặc khi chạy bộ. Điều này làm cho thận không kịp trao đổi lọc nước và có thể dẫn đến viêm thận.

Nghiêm trọng hơn, khi thận viêm nhiễm và dẫn đến mất sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây nên các triệu chứng về rối loạn, đau và thấp khớp.
Không uống nước quá vội vàng
Uống nước quá vội cũng là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề như đau dạ dàu, chướng bụng, đầy hơi. Cơ thể chúng ta đều cần có sự cân bằng khi trao đổi chất. Khi bạn uống nước quá vội vàng các chất của nước sẽ trôi tuột một cách nhanh chóng nên bạn không nhận lại được lợi ích của uống nước.

Không uống nước lạnh
Nước lạnh giúp cảm giác của bạn sảng khoái hơn so với uống nước ấm. Tuy nhiên, việc uống nước lạnh được khuyến cáo là không tốt cho cơ thể. Theo chuyên gia, khi nước làm lạnh đi vào cơ thể, cổ họng sẽ bị co lại gây ra triệu chứng ho có đờm, các thức ăn chứa chất béo sẽ trở nên trắng và khó tiêu. Do vậy, khi bạn uống nước lạnh dễ có khả năng cao mắc các bệnh về tim mạch và thấp khớp.
Thời gian và lượng nước cần uống
Theo đánh giá của các chuyên gia về vấn đề uống nước, bạn nên uống nước khi bạn cảm thấy khát và nên giữ thói quen uống nước vào mỗi buổi sáng.
Bạn nên chia khoảng thời gian uống nước hợp lý, nhất là nên uống trước bữa ăn 30 phút. Ngoài ra, trung bình mỗi người cần uống lượng nước từ 2-3 lít mỗi ngày để tốt cho sức khỏe, do đó bạn nên tạo cho bản thân thói quen uống nước đầy đủ và thường xuyên.