Trang chủ Giáo dục & Đời sốngXã hội Vì sao miền Nam lâm vào tình trạng thiếu xăng dầu trầm trọng?

Vì sao miền Nam lâm vào tình trạng thiếu xăng dầu trầm trọng?

bởi Uyên Uyên
0 bình luận

Hàng loạt cửa hàng xăng dầu ở khu vực miền Nam lâm vào tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng. Tại các địa phương này phần lớn tập trung các doanh nghiệp tư nhân.

Những ngày gần đây, người dân luôn cảm thấy thắc mắc vì sao miền Nam lâm vào tình trạng thiếu xăng dầu trầm trọng.
Những ngày gần đây, người dân luôn cảm thấy thắc mắc vì sao miền Nam lâm vào tình trạng thiếu xăng dầu trầm trọng.

Vào tháng 2 năm nay, hàng loạt cửa hàng xăng dầu cả nước đặc biệt là khu vực miền Nam treo biển ngừng kinh doanh vì nguồn cung không đủ đáp ứng, giá nhập vào cao hơn giá bán ra.

Hơn 6 tháng sau, tình trạng này tiếp tục diễn ra với lý do tương tự. Đáng chú ý, từ giữa tháng 8 đến nay, thông tin 7 doanh nghiệp đầu mối bị tước giấy phép nhập khẩu xăng dầu trong 1-2 tháng, các doanh nghiệp bán lẻ trở nên khó khăn hơn.

Đỉnh điểm cho sự việc này là trong 2 ngày 8-9/10, khu vực TP.HCM đã có 54 cửa hàng xăng dầu đóng cửa. Nhiều cây xăng chỉ bán tối đa 30.000 đồng cho 1 xe máy và 200.000 đồng cho ô tô. Điều đó dẫn đến hàng loạt cửa hàng khu vực miền Nam ngừng kinh doanh vì không đủ nguồn cung.

Trong khi đó khu vực phía Bắc và một số tỉnh Bắc Trung bộ lại rất ít khi gặp trường hợp này. Tình trạng nghỉ bán vì hết xăng xảy ra rất ít và chỉ diễn ra ở một số thời điểm nhất định.

Chỉ trong 2 ngày 8 và 9/10, khu vực TP.HCM có 54 cửa hàng treo biển ngưng kinh doanh vì hết xăng.
Chỉ trong 2 ngày 8 và 9/10, khu vực TP.HCM có 54 cửa hàng treo biển ngưng kinh doanh vì hết xăng.

Tình trạng thiếu xăng dầu trầm trọng ở khu vực miền Nam

Ở TP.HCM, nếu 2 ngày 8 và 9/10 có 54 cửa hàng đóng cửa thì vào 10/10, con số này đã tăng thêm 67 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng hết xăng dầu lên 121. Trong bối cảnh doanh nghiệp tư nhân đóng cửa hàng loạt, người dân bắt đầu ồ ạt đổ về các cây xăng Petrolimex, PV Oil, Saigon Petro để chờ mua xăng dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, mọi người đều phải xếp hàng đợi tới lượt đổ xăng. Đây là trường hợp hiếm khi gặp trước đó.

Trước tình trạng này, ông Nguyễn Thanh Tùng – Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí Đông Sài Gòn, chủ một cửa hàng xăng dầu vừa mới đóng cửa cho biết, nguồn cung bị tê liệt hoàn toàn.

Chia sẻ với truyền thông, ông Tùng cho biết: “Chúng tôi nhập hàng của Petrolimex nhưng hiện nay nhà cung cấp này báo quá hạn mức giao hàng và không hẹn ngày giao. Đến sáng nay (11/10), các cây xăng của doanh nghiệp gần như hết sạch xăng và dầu”.

Theo chia sẻ của chủ doanh nghiệp, đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp xăng dầu tư nhân lâm vào tình trạng thiếu xăng dầu trầm trọng như vậy. Chưa kể chiết khấu thấp buộc lòng các cửa hàng phải bán lỗ 2.000/lít từ đầu năm đến nay. Ông than: “Vài ngày nữa, chắc cũng không có giọt xăng dầu nào để bán. Chúng tôi chịu hết nổi rồi”.

Cũng theo ông Tùng, doanh nghiệp đang gặp hai vấn đề khó khăn về chiết khấu và nguồn cung. Chỉ cần giải quyết được hai vấn đề này, các doanh nghiệp sẽ hoạt động trở lại.

Ông Tùng cho biết vấn đề các doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn là nguồn cung và chiết khấu.
Ông Tùng cho biết vấn đề các doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn là nguồn cung và chiết khấu.

Trên thực tế, dù Bộ Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối lớn chia sẻ nguồn hàng cho các cửa hàng xăng dầu phân phối khác nhưng tình trạng hết xăng dầu vẫn diễn ra ngày càng trầm trọng, nhất là những doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ.

Theo chia sẻ của một doanh nghiệp tại phía Nam, tình hình thiếu hụt nguồn cung là do quyết định rút giấy phép nhập khẩu xăng dầu của 7 đơn vị đầu mối vào giữa tháng 7. Đáng nói là các đơn vị đầu mối như Santra, Xuyên Việt Oil, Phúc Lâm… đều tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam.

Hệ thống xăng dầu ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra phổ biến việc mua bán không gắn chặt với một doanh nghiệp xăng dầu cung cấp nào. Doanh nghiệp nào có nguồn hàng và chiết khấu cao sẽ nhập ở đơn vị đó. Mua bán xăng dầu không cần tuân theo hợp đồng.

Doanh nghiệp có thể mua bán theo hợp đồng với số lượng nhất định, còn lại mua ngoài, trôi nổi. Khi thị trường có biến động mạnh, các đầu mối không đủ hàng để bán ra dẫn đến thương nhân nhượng quyền và thương nhân phân phối bị thiếu hàng cục bộ như thời gian qua.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cho biết, doanh nghiệp đầu mối e ngại tình trạng nhập khẩu xăng dầu vì giá của thế giới giảm liên tục với biên độ rộng, khó dự báo.

Chỉ có 19 trong 33 cửa hàng đầu mối xăng dầu nhập khẩu. Thương nhân đầu mối thường nhập vào với số lượng lớn. Tuy nhiên quý III họ lại không nhập như Xuyên Việt Oil. Ngoài ra hai thương nhân đầu mối thường nhập khẩu trong thời gian trước đây thì vào quý III họ không còn thực hiện nhập khẩu như xăng dầu Tín Nghĩa, nam sông Hậu.


Bất cập trong việc điều hành giá xăng

Đại diện PV Oil cho biết, từ ngày 1-9/10, số lượng xăng dầu cung cấp cho các đơn vị hệ thống trên toàn quốc vượt 7% so với kế hoạch, riêng mặt hàng xăng là 16%.

Tại TP.HCM, sản lượng xăng dầu từ PV Oil cung cấp cho các đầu mối phân phối vượt 28% so với kế hoạch, riêng mặt hàng xăng dầu vượt 35%.

Đại diện đầu mối này chia sẻ thêm: “Trong 2 ngày gần đây, sản lượng bán lẻ của PV Oil Sài Gòn và TIMEXCO tăng rất cao so với bình quân các ngày trước đó (xăng tăng 60%, dầu tăng 25%). Mặc dù doanh nghiệp liên tục đưa hàng về các cây xăng nhưng đôi lúc cũng không kịp đáp ứng nhu cầu tăng đột biến”.

Tương tự PV Oil, đêm ngày 9/10, Petrolimex Sài Gòn cũng huy động 80 bồn chở xăng dầu từ kho về nhập cho tất cả đơn vị trong hệ thống bán lẻ để tăng cường nguồn cung, bù đắp cho các cửa hàng bị đóng cửa hoặc gián đoạn cục bộ.

Đêm ngày 9/10, Petrolimex đã huy động 80 bồn chở xăng đến các hệ thống bán lẻ để tăng cường nguồn cung. Dù đã khuya nhưng vẫn có rất nhiều người dân đứng chờ đổ xăng.
Đêm ngày 9/10, Petrolimex đã huy động 80 bồn chở xăng đến các hệ thống bán lẻ để tăng cường nguồn cung. Dù đã khuya nhưng vẫn có rất nhiều người dân đứng chờ đổ xăng.

Trao đổi với truyền thông, lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối phía Nam cho biết nguồn cung xăng dầu của doanh nghiệp vẫn đáp ứng đủ cho các đại lý, cửa hàng thuộc hệ thống.

Ông nói thêm về tình hình hiện tại: “Tháng trước, bình quân doanh nghiệp bán khoảng 50-55 triệu lít xăng dầu nhưng tháng này con số tăng lên 71 triệu lít. Do đó lượng tồn kho không còn, hàng nhập về không kịp bán”.

Ngoài ra doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm cho một số thương nhân phân phối khác khi nguồn cung của họ đang gặp khó khăn.

Theo lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối phía Nam, để khắc phục tình trạng hiện nay, Nhà nước cần điều chỉnh lại giá xăng dầu sát với biến động giá trị thị trường thế giới. Chỉ khi tăng 500 đồng trở lên thì thị trường xăng dầu mới bình ổn trợ lại.

Thêm vào đó, cần rút ngắn thời gian điều hành còn 7 ngày thay vì 15 ngày như trước. Ông nhìn nhận: “Đặc biệt, để ràng buộc trách nhiệm giữa đầu mối và hệ thống phân phối thì cơ quan Nhà nước phải khống chế lại quyền của thương nhân phân phối, không được quyền ký hợp đồng tràn lan và chỉ được ký tối đa 2 doanh nghiệp đầu mối”.

Theo vị này, chỉ khi Chính phủ vào cuộc xử lý các yếu tố về thị trường kinh doanh xăng dầu thì các doanh nghiệp mới có thể hoạt động ổn định.

Ngoài ra, theo Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) – TS Nguyễn Quốc Việt cho biết việc điều hành của liên Bộ Công thương – Tài chính đang có vấn đề, thiếu minh bạch. Cụ thể, ông giải thích rằng: “Cơ quan điều hành chốt giá bán ra nhưng lại ‘thả nổi’ hợp đồng giữa các doanh nghiệp trung gian như đầu mối, phân phối, đại lý, tổng đại lý… thì sẽ có vấn đề”.

Với tình hình hiện tại, việc này vô hình trung tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ độc quyền kinh doanh xăng dầu riêng, qua đó các doanh nghiệp tư nhân sẽ gặp khó khăn.

Ông Việt nhận định: “Xăng dầu là mặt hàng có sự kiểm soát của Nhà nước, do đó cơ quan quản lý phải kiểm soát và dự báo được cả quá trình, kể cả mức chiết khấu giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt các chính sách, thể chế liên quan đến môi trường kinh doanh phải minh bạch, nhất quán”.

>>>Xem thêm: Giá xăng dầu chốt tăng chiều 11/10/2022

Uyên Uyên

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN