Sữa đậu nành được coi là thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người và tốt cho sự phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, việc uống không đúng cách sẽ tác dụng ngược lại có hại cho sức khỏe. Dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành cần tránh để mang lại hiệu quả hơn.

Tác dụng đáng kinh ngạc của sữa đậu nành đối với sức khỏe
Đậu nành là thực phẩm quen thuộc đối với nhiều gia đình. Trong đậu nành chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin A, B1, B2, D, E… có khoảng 40% các loại protein thực vật, chất béo và các khoáng chất khác như canxi, sắt, natri…
Vì nguồn dinh dưỡng nhiều nên sữa đậu nành trở thành món ăn bổ dưỡng cho cơ thể. Cung cấp năng lượng và tăng cường khả năng hoạt động của cơ thể. Một số lợi ích sức khỏe của sữa đậu nành mang lại phải kể đến như:
- Hàm lượng protein cao giúp no lâu và chống lại cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Giảm lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Isoflavone trong đậu nành liên quan đến cải thiện mật độ khoáng chất của xương và ngăn ngừa mất xương do loãng xương
- Ngăn ngừa bệnh ung thư vú
- Nguồn vitamin dồi dào giúp tham gia vào quá trình ngăn ngừa lão hóa, bổ sung độ ẩm cho da
- Hỗ trợ cân bằng các nội tiết tố, tăng cường hoạt động mạch máu
- ….
9 kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành bạn cần biết
Không uống sữa đậu nành khi chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín gây hại sức khỏe cơ thể con người. Bởi, trong sữa đậu nành sống chứa nhiều chất ức chế gây hại như men trypsin, saponin và các chất khác. Chính các chất độc hại này gây rối loạn chuyển hóa protein, nguyên nhân kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài… thậm chí là ngộ độc.

Nhiều người thường chế biến sữa đậu nành tại nhà thường có thói quen sôi là tắt bếp. Tuy nhiên, trong đậu nành có chất saponin làm sủi bọt giả nên nhiều người lầm tưởng đã chín. Vì thế nhiều người khuyên rằng khi nấu sữa đậu nành khi sôi nên mở nắp để các chất độc được thải ra ngoài.
Hãy đun sôi sữa đậu nành ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C để tránh các tác dụng gây hại. Đây chính là điều kiêng kỵ đầu tiên mà nhiều người cần phải tránh ngay khi sử dụng sữa đậu nành.
>> 5 Nhận định sai lệch về đậu nành cần thay đổi
Tránh kết hợp giữa trứng và sữa đậu nành
Nhiều người có thói quen cho trứng vào sữa đậu nành để giúp tăng thêm nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược với điều này. Bởi vì, khi kết hợp giữa lòng trắng trứng với men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ sản xuất ra một hợp chất kết tủa.
Chất này là cơ thể khó hấp thu và làm mất đi chất dinh dưỡng của trứng lẫn đậu nành. Đây là điều cần phải nhớ và chú ý trong quá trình sử dụng sữa đậu nành.
Kiêng dùng sữa đậu nành pha với đường nâu
Sữa đậu nành có vị béo ngậy nên nhiều người thường cho thêm một số đường nâu vào để tăng vị ngọt. Tuy nhiên, điều này lại gây hại trong quá trình sử dụng.

Bởi trong đường nâu chứa các axit hữu cơ (axit lactic, axit axetic…). Khi kết hợp với chất protein có trong sữa đậu nành sẽ sản sinh ra hợp chất biến tình. Làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành và ảnh hưởng sự hấp thu của hệ tiêu hóa.
Không nên dùng sữa đậu nành khi dùng thuốc kháng sinh
Trong các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là các loại thuốc chứa chất tetracycline, erythromycin làm phân hủy các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành. Chính vì thế, việc sử dụng cùng lúc giữa thuốc kháng sinh và sữa đậu nành là không được. Mọi người có thể uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có sự phản ứng với nhau xảy ra.
Không chứa sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt, phích nước
Việc bảo quản sữa đậu nành cũng là một vấn đề mà nhiều người cần phải chú ý. Một số người có thói quen lưu trữ trong phích nước để giữ nhiệt được tốt hơn. Tuy nhiên, đây là một sai lầm mà mọi người cần nên né tránh.
Nhiều độ trong phích nước không phù hợp với nhiều độ thích hợp để lưu trữ sữa đậu nành. Điều này khiến vi khuẩn dễ sinh trưởng và phát triển. Hơn nữa, sau khoảng thời gian từ 3-4 giờ sữa đậu nành sẽ biến chất và không thể sử dụng được.
Không sử dụng sữa đậu nành thay thế cho trẻ bú
Bé uống sữa đậu nành có tốt không? Đây là nỗi băn khoăn và được nhiều người tìm kiếm câu trả lời. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng điều này là không thể được.
Mặc dù trong sữa đậu nành chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Đặc biệt, nó không chứa nhiều vitamin B12 – loại vitamin quan trong cơ thể con người. Vậy nên uống sữa đậu nành không thay thế được sữa mẹ và các loại sữa dành cho trẻ.
Tuyệt đối không nên uống sữa đậu nành khi bụng đói
Nhiều người lầm tưởng uống sữa đậu nành có thể sử dụng bất cứ ai, mọi thời điểm khi nào, uống càng nhiều càng tốt. Nhưng ít ai biết, tránh việc uống sữa đậu nành khi bụng đói. Bởi, lúc này các protein sẽ thay đổi thành nhiệt lượng và làm mất tác dụng của sữa.

Tốt nhất nên uống sữa đậu nành sau bữa sáng từ 1-2 giờ. Mỗi ngày nên uống một cốc để phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả. Đặc biệt, người bị tiểu đường uống sữa đậu nành sẽ làm giảm đường huyết khá tốt.
Bên cạnh đó, không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong ngày. Người lớn không nên uống quá 500 ml/lần. Việc uống quá nhiều dẫn đến đau bụng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ở một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành như nhức đầu, tắc nghẽn đường hô hấp thì phải đến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Kiêng kết hợp sữa đậu nành với rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, là một loại rau giàu giá trị dinh dưỡng cao mang nguồn gốc từ các nước châu Âu. Loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của nhiều người. Tuy nhiên, nó lại phản tác dụng đối với một số đồ uống, điển hình là sữa đậu nành.
Acid folic là một chất được tìm thấy trong rau chân vịt. Khi kết hợp với canxi trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất kết tủa không tan. Điều này gây nguy hiểm đến dạ dày và nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên kết hợp chúng với nhau.
Kiêng kết hợp sữa đậu nành với hành lá
Trong đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng hành lá lại chứa nhiều axit oxalic. Khi kết hợp với nhau thì lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi trong cơ thể. Nếu điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.
Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn. Do vậy, cần phải hạn chế và tránh việc sử dụng ở một số người như bị loét dạ dày, ung thư vú, bị sỏi thận, suy giảm chức năng tuyến giáp… đặc biệt là người có triệu chứng của bệnh gout. Không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng của bệnh thêm nặng, trầm trọng. Hơn nữa, tránh việc uống quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe phát sinh các bệnh lý khác.