Câu chuyện về cô gái quyết định nghỉ việc vì đồng nghiệp không dự đám cưới đã thu hút sự quan tâm của công chúng trong thời gian qua.

Cô gái quyết định nghỉ việc vì đồng nghiệp không dự đám cưới
Câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc, trong đó, cô gái này đã có thâm niên làm việc tại công ty 5 năm. Cô tự tin bản thân có mối quan hệ vô cùng thân thiết với đồng nghiệp. Trong thời gian gắn bó tại công ty, cô từng đi dự đám cưới của hơn 20 đồng nghiệp nên khi cô kết hôn, cô cũng nghĩ rằng các đồng nghiệp sẽ tham dự đông đủ để chúc phúc cho cô trong ngày trọng đại.
Vì thế, cô gái đã lên danh sách mời 70 đồng nghiệp trong công ty. Cô sắp sẵn 6 bàn tiệc dành riêng cho đồng nghiệp và tin rằng họ sẽ đến đông đủ. Tuy nhiên, vào ngày cưới, cô gái cảm thấy bẽ mặt trước họ hàng nhà chồng khi 6 bàn ấy chỉ có 1 người đến dự đó là thực tập sinh mà cô đang phụ trách hướng dẫn.
Cô gái quyết định nghỉ việc vì đồng nghiệp không dự đám cưới. Cô cho rằng bản thân không thể tiếp tục làm việc với những người không tôn trọng và làm nhục cô trong ngày trọng đại.

Câu chuyện lan truyền trên mạng xã hội đã chia ra 2 luồng ý kiến. Một bên thì bênh vực cô nàng, cho rằng cô làm vậy là đúng và chỉ trích cách hành xử kỳ lạ của đồng nghiệp. Tuy nhiên, phía còn lại thì nêu quan điểm việc đến tham dự đám cưới hay không là quyền của mỗi người. Họ cho rằng cô dâu trong câu chuyện này không nên đặt kỳ vọng quá nhiều để phải hụt hẫng, thất vọng khi đồng nghiệp không đến.
>>>Xem thêm: Ngày càng nhiều bạn trẻ sợ kết hôn
Bị bạn cô dâu mắng vì không đến dự đám cưới cũng không gửi tiền mừng
Trường hợp mời cưới nhưng không đến đang trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội. Hai năm trước cũng có một trường hợp “dở khóc dở cười” khi cô gái không đến dự đám cưới cũng không gửi tiền mừng. Sau đó, cô gái đã bị bạn cô dâu chửi mắng thậm tệ.
Cô gái trong câu chuyện có tài khoản Facebook tên C.P đã lên mạng cầu cứu khi liên tục bị bạn cô dâu dùng những lời lẽ nặng nề để xúc phạm, lăng mạ vì cô không đến dự đám cưới cũng không gửi tiền mừng cho một người chị chơi chung nhóm.
Theo chia sẻ từ C.P, cô và người chị mời cưới không quá thân thiết. Dù được gửi thiệp mời nhưng cô lại bận không đi được. Thêm vào đó, vì nghĩ mối quan hệ không thân thiết nên cô không gửi tiền mừng cưới. Sau đó, C.P đã bị một người chị chơi chung với cả hai chửi bới thậm tệ qua tin nhắn. Người này chửi xong rồi block (chặn), sau đó lại mở chặn chửi tiếp khiến C.P cảm thấy uất ức mà không làm gì được.
Những lời lẽ nặng nề mà người chị chỉ trích C.P có nội dung như “Chơi kiểu vậy ai dám chơi với em nữa hả”, “hay em nghĩ cả đời này không cưới ai nên mới suy nghĩ nông cạn thế”, “cả đời chỉ để thiên hạ qua đường thôi, chả chó nào cưới”…

Vì không thể trả lời tin nhắn và liên tục phải hứng chịu những lời lẽ quá đáng từ người chị trong nhóm nên C.P đành phải đăng lên mạng xã hội cầu cứu cư dân mạng. Sau khi bài viết được chia sẻ đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng với hàng nghìn lượt like và bình luận.
Hầu hết mọi người đều đứng về phía C.P và cho rằng việc đi đám cưới hay không là quyền tự do cá nhân của mỗi người. Vả lại, nếu cô gái không đến thì người bực tức và nên lên tiếng là cô dâu chứ người chị chơi chung với cả hai không có quyền lăng mạ cô gái như vậy. Được biết, ngay khi thông tin này được chia sẻ rộng rãi, người chị chửi C.P đã phải đổi tài khoản Facebook vì bị cư dân mạng liên tục comment tấn công.

Qua hai câu chuyện trên có thể thấy, việc đi dự đám cưới hay không còn tùy thuộc vào mối quan hệ thân thiết với cô dâu/chú rễ. Nếu như thân thiết mà không đến dự đám cưới cũng không gửi tiền mừng thì người đó không xem trọng mối quan hệ như cô dâu/chú rễ vẫn nghĩ. Ngược lại, nếu bạn bè lâu năm không liên lạc hoặc không thân thiết, họ không đến dự đám cưới thì chúng ta cũng không nên trách vì khách tham dự đám cưới vốn dĩ phải là những đối tượng thân thiết và xem trọng mối quan hệ của cả hai.
>>>Xem thêm: Thiện Nhân xưng hộ thân mật mừng sinh nhật người yêu đồng giới
Uyên Uyên