Trang chủ Giáo dục & Đời sống 10 nguyên tắc dạy con của người Nhật được cả thế giới áp dụng

10 nguyên tắc dạy con của người Nhật được cả thế giới áp dụng

bởi Uyên Uyên
0 bình luận

Cha mẹ có thể áp dụng 10 nguyên tắc dạy con của người Nhật để giúp con trẻ trở nên ngoan ngoãn, biết cách đối nhân xử thế ngay từ khi còn bé.

10 nguyên tắc dạy con của người Nhật được các nước trên thế giới áp dụng.
10 nguyên tắc dạy con của người Nhật được các nước trên thế giới áp dụng.

Giữ trật tự nơi công cộng là nguyên tắc đầu tiên trong 10 nguyên tắc dạy con của người Nhật

Khi sang Nhật Bản sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn chứng kiến các trẻ em nơi đây biết cách giữ yên tĩnh, không nghịch ngợm và gây ồn nơi công cộng. Đó là vì những đứa trẻ đã được cha mẹ dạy dỗ cách giữ lịch sự và tôn trọng người khác. Với những bé nhỏ, cha mẹ sẽ tìm cách dỗ dành chúng, còn những bé lớn đã nhận thức được, chúng sẽ hiểu chuyện và thực hiện đúng nguyên tắc.

Ở nơi công cộng, những đứa trẻ Nhật Bản được cha mẹ dạy nói chuyện càng nhỏ càng tốt. Một số gia đình để con cái vô tư chạy nhảy, la hét, khóc lóc nơi đông người thường bị đánh giá là vô trách nhiệm. Vì vậy, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận được không gian yên tĩnh nơi công cộng khi sang Nhật. Bên cạnh đó, một số cửa hàng ở đất nước mặt trời mọc này còn có quy định về độ tuổi để đảm bảo môi trường ăn uống yên tĩnh cho khách.

Cha mẹ Nhật dạy con biết giữ trật tự nơi công cộng.
Cha mẹ Nhật dạy con biết giữ trật tự nơi công cộng.

Cha mẹ không nói về con của mình

Nếu ở Việt Nam, các bà mẹ thường “buôn dưa lê” với hàng xóm về thành tích học tập, vui chơi của con trẻ thì ở Nhật, các bà mẹ sẽ không làm việc này. Họ thường giấu kín những thông tin về con cái và chỉ chia sẻ cho những người thân trong gia đình. Điều họ quan tâm là con họ nằm trong câu lạc bộ nào, có hòa đồng thân thiện không…

Cha mẹ Nhật không bao giờ khoe con mình nhưng không có nghĩa là họ không áp lực con cái trong việc học. Được biết, việc nuôi con của cha mẹ Nhật Bản rất cạnh tranh, họ luôn cố gắng để con trẻ vô được những trường “top”. Tuy nhiên, họ không khoe hay chê con trước mặt người khác. Cha mẹ Nhật luôn biết cách tôn trọng con và dành lời khen cho con cái dù chúng đạt thành tích nào chăng nữa.

Tháo giày, dép khi cần thiết

Điều thứ 3 trong 10 nguyên tắc dạy con của người Nhật là hướng dẫn con trẻ biết tháo giày dép khi cần thiết. Khi di chuyển trên tàu điện ngầm hay xe bus, trẻ em thường thích đứng lên ghế để ngắm cảnh bên ngoài. Khi ấy chúng sẽ được cha mẹ hướng dẫn tháo giày, dép trước khi đứng lên ghế để đảm bảo chỗ ngồi không bị bẩn.

Tương tự ở các cửa hàng hay khu vực công cộng, trẻ em cũng được hướng dẫn tháo giày, dép trước khi bước vào khu vực bên trong. Những gia đình để con cái làm bẩn sàn nhà thường bị đánh giá là thiếu lịch sự. Ở các khu vui chơi hay thư viện, trẻ phải bỏ dép bên ngoài và mang dép có sẵn tại nơi quy định. Thực hiện nghiêm nguyên tắc này, lâu dần sẽ hình thành thói quen trong trẻ và chúng sẽ tự giác tuân thủ quy định ở các nơi mà chúng đi qua.

Cha mẹ Nhật Bản luôn hướng dẫn con trẻ tháo giày, dép khi cần thiết.
Cha mẹ Nhật Bản luôn hướng dẫn con trẻ tháo giày, dép khi cần thiết.

Quan tâm đến cảm xúc con cái

Các bà mẹ Nhật Bản rất quan tâm đến cảm xúc của con mình bằng chứng là họ không bao giờ làm bẽ mặt con trước người khác. Cha mẹ Nhật muốn con cái có thể sống hòa đồng trong tập thể và tôn trọng cảm xúc, sở thích của người khác. Vì vậy, họ luôn chú trọng vào việc quan tâm đến cảm xúc của con.

Để con cái có lòng thấu cảm, cha mẹ Nhật sẽ dạy con quan tâm đến cảm xúc người khác kể cả là đồ vật. Khi con của họ làm hư một vật gì đó, họ sẽ nói rằng: “Thật tội nghiệp, nó sẽ khóc đấy con”. Ở phương Tây, khi con họ làm hỏng đồ chơi, các bà mẹ thường nói: “Dừng lại! Con hư quá!”.

Học cách biết ơn

Các trẻ em Nhật Bản thường được dạy phải biết tôn trọng và cảm ơn cha mẹ vì những gì mình có được. Ở đây, con cái sẽ được dạy dỗ biết trân trọng những gì đang có, hiểu được khó khăn của cha mẹ và trả lại cho cha mẹ bằng tình yêu thương. Những đứa trẻ Nhật Bản được dạy dỗ nói lời cảm ơn để bày tỏ lòng biết ơn chân thành với người đã giúp đỡ mình. Vì vậy, hầu hết trẻ em nơi đây sẽ không mè nheo, đòi hỏi hay so đo giàu nghèo với những bạn cùng trang lứa.

Từ bé, trẻ em Nhật Bản đã được dạy về lòng biết ơn bằng cách chủ động nói cảm ơn và noi gương cha mẹ thực hiện điều ấy hàng ngày. Vì vậy, khi sang Nhật, không khó để chứng kiến người dân nơi đây luôn nói “Cảm ơn” và cúi gập người chào để bày tỏ lòng biết ơn ở mọi trường hợp.

Cha mẹ Nhật Bản dạy con cách bày tỏ lòng biết ơn từ khi chúng còn bé.
Cha mẹ Nhật Bản dạy con cách bày tỏ lòng biết ơn từ khi chúng còn bé.

>>>Xem thêm: Người thông minh luôn ghi nhớ 3 không quản, 4 không nói, 5 không giúp

Biết cách giữ bình tĩnh

Một nguyên tắc quan trọng trong 10 nguyên tắc dạy con của người Nhật là rèn luyện cho chúng biết giữ bình tĩnh trong mọi tình huống từ khi còn bé. Ở đất nước mặt trời mọc, khi xảy ra một chuyện gì đó, trẻ được dạy phải giữ bình tĩnh để tìm cách giải quyết thay vì gào khóc hay la hét. Với thói quen này, trẻ sẽ được hình thành khả năng suy nghĩ thấu đáo mọi việc từ đó đưa ra được cách giải quyết tốt nhất.

Đưa con trẻ trải nghiệm thiên nhiên

Ở gia đình Nhật, cha mẹ thường quan niệm đưa con tham gia các hoạt động thiên nhiên để con trẻ được học hỏi và trau dồi những kỹ năng mới, đồng thời giúp chúng được vui chơi, giải trí sau giờ học. Vì vậy, vào các dịp như lễ hội mùa hè hay mùa anh đào nở, các gia đình thường tích cực đưa con đi cắm trại, trải nghiệm thực tế và cho trẻ được hòa mình với thiên nhiên. Đây cũng là văn hóa dạy con của người Nhật khi họ rất coi trọng các giá trị thực tế.

Những dịp này còn giúp cha mẹ và con cái có cơ hội gắn kết hơn. Thêm vào đó, chúng sẽ được tự do vui chơi, nghịch ngợm thay vì phải giữ im lặng trong các trung tâm mua sắm và khu vực ăn uống.

Cha mẹ là tấm gương mẫu mực cho con mình

Ở Nhật Bản, cha mẹ tôn trọng và yêu thương con cái bằng cách làm tấm gương sáng cho con noi theo. Thật khó nếu như bắt con cái đọc sách nhưng cha mẹ lại ngồi bấm điện thoại hoặc bắt trẻ chơi thể thao mà cha mẹ thì ngồi lì một chỗ. Ở đất nước mặt trời mọc, cha mẹ sẽ thường đi cùng con cái đến thư viện, lựa sách phù hợp với trẻ và ngồi đọc cùng con để kịp thời giải thích những điều mà con trẻ không hiểu. Khi ra công viên, họ cũng sẽ tham gia các hoạt động cùng con thay vì ngồi bấm điện thoại để con tự do chạy nhảy.

Cha mẹ Nhật Bản luôn quan niệm rằng, để giúp con phát triển và cải thiện những điểm yếu thì họ cần là tấm gương mẫu mực để con noi theo thay vì bắt chúng làm điều mình muốn còn bản thân cha mẹ thì làm việc riêng.

Cha mẹ Nhật luôn tham gia các hoạt động cùng con.
Cha mẹ Nhật luôn tham gia các hoạt động cùng con.

Gia đình là điều quan trọng nhất

Ở Nhật Bản, trẻ em sẽ không được đưa tới mẫu giáo trừ khi chúng tròn 3 tuổi vì cha mẹ luôn muốn con cảm nhận trọn vẹn tình thương từ gia đình. Các bà mẹ Nhật thường dành trọn thời gian để chăm sóc con cái thay vì gửi cho bố mẹ hay người thân khác chăm hộ. Tuy nhiên, con trẻ vẫn sẽ được dành thời gian bên cạnh ông bà. Chúng sẽ cảm nhận được tình thương của ông bà cha mẹ và mọi người trong gia đình luôn biết cách hỗ trợ lẫn nhau.

Các bà mẹ Nhật Bản thường quán xuyến nhà cửa và chăm con “full-time”. Tuy nhiên, khi họ bận, họ vẫn cần đến sự trợ giúp từ ông bà, người thân khác. Đồng thời, con trẻ cũng học được cách tự lập khi cha mẹ bận rộn.

>>>Có thể bạn muốn biết: 4 bài học giao tiếp giúp tỷ phú Warren Buffett thành công

Không đưa con đến nơi công cộng khi con bị ốm

Nguyên tắc cuối cùng trong 10 nguyên tắc dạy con của người Nhật là tránh đưa con đang bị ốm đến chỗ đông người. Đây cũng là cách mà các nước trên thế giới thường áp dụng. Trẻ em có hệ miễn dịch kém và ít khi chịu đeo khẩu trang, nếu đưa đến những nơi có không gian khép kín như nhà hàng hay nơi vui chơi trong nhà sẽ rất dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, để bảo vệ con trẻ và những người xung quanh, các bậc cha mẹ thường cho con ở nhà đến khi con khỏe trở lại nếu như họ nhận thấy con mình có dấu hiệu bị ốm.

Kết luận

Ở trên là 10 nguyên tắc dạy con của người Nhật được các nước trên thế giới đánh giá là hiệu quả và không ngừng áp dụng. Các bậc phụ huynh nên thực hiện những nguyên tắc này để hướng dẫn và dạy dỗ con trẻ từ khi còn bé. Qua đó khi trưởng thành chúng sẽ tự biết cách đối nhân xử thế, trở thành người “tài đức vẹn toàn” khi bước chân ra ngoài xã hội.

Uyên Uyên

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN