Trang chủ Giáo dục & Đời sống Vì sao chúng ta thường cãi cọ về những chuyện cũ?

Vì sao chúng ta thường cãi cọ về những chuyện cũ?

bởi Uyên Uyên
0 bình luận

Việc thường xuyên cãi cọ về những chuyện cũ có thể khiến cho mối quan hệ cả hai ngày càng xấu đi. Trong những lần xảy ra mâu thuẫn, rất có thể các bạn chỉ tập trung giải quyết bề nổi thay vì tìm ra gốc rễ bên trong.  

Trong tình yêu, nhiều cặp đôi thường tranh cãi về những chuyện cũ.
Trong tình yêu, nhiều cặp đôi thường tranh cãi về những chuyện cũ.

Trong tình yêu, chúng ta thường nghĩ rằng mỗi lần cãi vã sẽ là dịp giúp ta hiểu nhau thêm. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn đúng nhất là khi hai bạn thường xuyên cãi cọ về những vấn đề lặp đi lặp lại.

Thay vì cố tìm cách giải quyết triệt để ngọn ngành vụ việc, chúng ta thường có xu hướng bới móc những lỗi lầm của đối phương để chứng minh mình đúng. Việc tập trung vào hơn thua để tranh giành phần thắng chứng tỏ các bạn chưa thực sự nỗ lực để khắc phục rắc rối. 

Bên cạnh đó, việc liên tục sa vào tranh cãi phân định đúng sai các vấn đề cũ dần dà khiến cả hai cảm thấy mệt mỏi, mất niềm tin vào đối phương và đổ vỡ là điều không tránh khỏi. 

Theo Psychology Today, có 4 lí do khiến các bạn dễ cãi cọ về những chuyện cũ cũng như cách để thoát khỏi vòng lặp trên. 

Không giải quyết triệt để vấn đề

Không giải quyết triệt để vấn đề khiến một trong hai dễ lặp lại lỗi cũ.
Không giải quyết triệt để vấn đề khiến một trong hai dễ lặp lại lỗi cũ.

Bạn và người ấy thường dễ nổi giận về những lỗi lầm cũ của đối phương. Dù hai bạn đã từng làm hòa với nhau nhưng trong lòng cả hai không thực sự hết giận. Nếu đang trong trường hợp này điều đó có nghĩa các bạn chưa tìm ra đúng giải pháp cho những rắc rối đã qua. Ngưng cãi cọ hoặc chiều theo đối phương để làm hòa chỉ là cách giải quyết tạm thời. 

Khi xảy ra tranh cãi về chuyện cũ, mặc dù một trong hai cảm thấy tức giận nhưng hãy ngồi xuống trao đổi nghiêm túc nếu muốn tiếp tục mối quan hệ yêu đương. Các bạn nên liệt kê những phương pháp khả thi nhất để giải quyết vấn đề. Thật ra trong tình yêu, chiến thắng tranh cãi sẽ mang lại lợi ích gì? Bạn sẽ được gì khi cãi thắng đối phương? 

Ngoài việc ngồi xuống liệt kê giải pháp khắc phục, bạn cần chia sẻ chân thành cảm xúc hiện tại của mình cũng như kỳ vọng kết thúc rắc rối. Có thể bạn phải nhượng bộ nhưng điều đó xứng đáng nếu phương án người kia đưa ra dễ mang lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, hãy trở thành một người tình tâm lý. Khi đối phương đang nỗ lực thay đổi điều gì đó, dù chưa được như ý muốn thì bạn cũng nên dành cho họ lời khen, sự động viên để họ biết mình được công nhận. Điều đó sẽ là động lực lớn lao giúp đối phương tiếp tục thực hiện kế hoạch ban đầu.

Nếu vấn đề liên quan đến chất kích thích, tình dục hay bí mật cá nhân, cả hai nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ giải quyết triệt để vấn đề.

Trong chúng ta luôn tồn tại những mâu thuẫn “ngầm”

Nhiều cặp đôi yêu nhau chỉ nhìn thấy bề nổi mà quên đi phần chìm của tảng băng.
Nhiều cặp đôi yêu nhau chỉ nhìn thấy bề nổi mà quên đi phần chìm của tảng băng.

Một số chuyên gia tâm lý cho biết, đôi khi chúng ta không còn nhận ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến các vấn đề mâu thuẫn. Ví dụ khi buồn bực, bạn sẽ dễ dàng quát tháo đối phương nếu họ làm gì đó không vừa ý. Thực tế, đó là do bạn không còn đủ niềm tin dành cho đối phương nữa. 

Thỉnh thoảng những mâu thuẫn lặp lại nhiều lần phản ánh mức độ căng thẳng trong mối quan hệ của cả hai. Mâu thuẫn sẽ vẫn còn đó nếu không ai chịu tìm ra mấu chốt của vấn đề. 

Để xác định mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn, hãy tự trả lời ba câu hỏi sau: 

  • Cuộc tranh cãi này khiến bạn lo sợ ra sao?
  • Bạn thấy nhẹ nhàng hay bất an khi những mâu thuẫn tạm lắng xuống?
  • Cảm xúc tiêu cực trong ta có biến mất nếu cả hai giải quyết xong chuyện này?

Trả lời những câu trên sẽ giúp chúng ta tìm ra những bất đồng tồn đọng trong thời gian dài. Nhiều cặp đôi yêu nhau chỉ nhìn thấy bề nổi mà quên đi phần chìm của tảng băng. Khi vấn đề tìm ẩn mãi không được giải quyết thì tan vỡ là điều dễ xảy ra. 

Đặt kỳ vọng nhiều vào đối phương

Nếu vấn đề xảy ra ở mọi đối tượng mà ta hẹn hò thì đó là vì ta đặt kỳ vọng ở họ quá nhiều.
Nếu vấn đề xảy ra ở mọi đối tượng mà ta hẹn hò thì đó là vì ta đặt kỳ vọng ở họ quá nhiều.

Chúng ta không sai khi đặt kỳ vọng vào đối phương. Tuy nhiên, rất nhiều cặp đôi thừa nhận, họ gặp cùng một rắc rối trong tất cả đối tượng họ hẹn hò. Điều này cho thấy, chúng ta đã kỳ vọng quá nhiều. 

Có thể bạn nghĩ quy chuẩn ấy là hợp lý với bạn nhưng đối phương chưa thực sự đáp ứng tốt. Để giải quyết chuyện này, bạn cần liệt kê những điều mình mong muốn ở người kia cũng như mức độ chưa ưng ý của mình. Sau đó đưa họ đánh giá xem những điều đó đã hợp lý chưa. Thông qua quá trình trao đổi trò chuyện, bạn sẽ điều chỉnh mức độ kỳ vọng phù hợp cũng như cảm thông cho đối phương. 

Nếu là người bị đối phương đặt kỳ vọng quá đà, bạn nên thẳng thắn nếu quan điểm với họ. Việc cố gắng đáp ứng kì vọng của nửa kia dần dà sẽ khiến bạn gặp rắc rối, mệt mỏi, áp lực và khiến cả hai không còn thoải mái khi yêu nhau.

Người yêu thực sự độc hại

Một người từng có trải nghiệm tiêu cực trong tình yêu thường dễ vướng vào tranh cãi chuyện cũ với mọi đối tượng mà họ hẹn hò trong tương lai.
Một người từng có trải nghiệm tiêu cực trong tình yêu thường dễ vướng vào tranh cãi chuyện cũ với mọi đối tượng mà họ hẹn hò trong tương lai.

Theo chuyên gia tâm lý Katherine Cullen, chúng ta thường có xu hướng chọn người yêu dựa trên mẫu người tình đầu tiên trong đời mình.

Nếu ở quá khứ, họ có trải nghiệm tiêu cực trong tình yêu như quấy rối, bạo hành, đổ lỗi… thì tương lai họ rất khó thoát khỏi kiểu người này trong tương lai. 

Vì thế nhiều người không ngại thừa nhận họ bị thu hút bởi những cá nhân mang lại cho họ cảm giác lo âu. Xu hướng này trở thành vòng lặp trong chuyện yêu đương khiến họ không ngừng tranh cãi những vấn đề tiêu cực với đối tượng khác nhau. Cảm giác độc hại quen thuộc khiến họ sống trong ảo tưởng của sự yên tâm, luôn nghĩ rằng mọi chuyện đều nằm trong tầm kiểm soát. 

Tâm lý tiêu cực này còn xuất phát từ nền tảng giáo dục của gia đình. Khi lớn lên chúng ta có xu hướng mô phỏng lại những tranh cãi từ chính gia đình của mình, như giữa bố mẹ và chúng ta hoặc cuộc tranh cãi giữa bố và mẹ. Phần này giúp giải tỏa áp lực tuổi thơ nhưng mau chóng phá hủy mối quan hệ hiện tại. 

Nếu trong trường hợp này, bạn cần suy xét cội nguồn của vấn đề. Những mâu thuẫn không hồi kết đã diễn ra ở trong bao nhiêu mối tình. Nguyên nhân ở đối phương hay thực sự liên quan đến nỗi sợ thầm kín bên trong bạn?

Nếu bạn bị tổn thương tâm lý từ những vấn đề ở tuổi thơ, hãy nhanh chóng tìm đến chuyên gia tâm lý để được lắng nghe và hỗ trợ chữa lành. Việc liên tục tìm cách khỏa lấp tạm thời hay chần chừ, khoái thác chỉ khiến bạn tuyệt vọng hơn trong quá trình xây dựng hạnh phúc riêng.  

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN