Nóng giận không chỉ làm mất đi mối quan hệ, làm xấu hình ảnh của bản thân mà còn biết đến như một sát thủ giấu mặt ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Vì sao giận giữ gây nguy hiểm cho sức khỏe? Cách kiểm soát cơn giận dữ như thế nào để có sức khỏe tốt?
Người ta có câu “giận quá mất khôn” tức giận là phản ứng thể hiện sự không thích, bực tức hoặc thất vọng về một điều gì đó. Sự tức giận đó sẽ trở thành tiêu cực khi bản thân mất đi sự tự chủ trong suy nghĩ. Phụ nữ thường nóng giận khi đến ngày “đèn đỏ” hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh. Ngược lại, nam giới sự tức giận thường tăng lên ở tuổi trung niên khi mức testosterone giảm dần.
Khi sự tức giận bùng nổ và mất kiểm soát sẽ gây tổn hại trong các mối quan hệ chung quanh. Nhưng tổn hại lớn nhất chính là nguy cơ cho sức khỏe, khi đó các cơ quan nội tạng đều bị nguy hiểm.
Vì sao giận dữ gây nguy hiểm cho sức khỏe?
Có rất nhiều nguyên nhân cho sự tức giận như căng thẳng, các vấn đề tài chính, không thể kiểm soát trong các tình huống, yếu tố di truyền… Một số dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang tức giận như:
- Mất hứng với những thứ trước đây bạn thực sự thích hoặc cảm thấy mất năng lượng
- Suy nghĩ tự sát
- Bị kích thích bởi những điều nhỏ nhặt
- Cảm giác tuyệt vọng
- …
Khi bạn cảm thấy nóng giận, tim đập nhanh, đau thắt ngực, huyết áp tăng, nhức đầu, mệt mỏi… chính là lúc trong máu xuất hiện nhiều hóa chất gây cơn nên sự tức giận. Việc tức giận gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu mới từ Đại học California, nguyên nhân khiến nhiều người trở nên hung hăng, tức giận chính là sự gia tăng nồng độ trong các chất hóa học trong não. Khi giận, năng lượng sẽ bị đốt sạch, cơ thể tiết ra các chất kích thích gây rối loạn chu trình sinh học của cơ thể, làm nhịp tim và hơi thở tăng dồn dập. Lúc này, con người rơi vào sự hôn mê tạm thời dẫn đến nhìn nhận mọi thứ đều sai lệch, suy nghĩ không sáng suốt và không kiểm soát được hành vi.
>> Nhóm thực phẩm giàu vitamin B12 cần bổ sung vào thực đơn
Ảnh hưởng của cơn giận đến sức khỏe như thế nào?
Tức giận không tốt cho sức khỏe, gây nên nhiều bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Cùng xem một số tác dụng phụ của sự tức giận như:
- Gây hại cho tim mạch: Tổn hại nguy hiểm nhất chính là tác động đến sức khỏe tim mạch. Khi cơn giận dữ bùng phát, nguy cơ gây nên các cơn đau tim có thể tăng gấp 2 lần. Một nghiên cứu cho thấy, khi tức giận lượng huyết dịch về tim chuyển nhiều lên não và phần mặt làm cho lượng huyết dịch về tim giảm đi. Hiện tượng thiếu oxy lên tim làm cho tim co bóp không còn nhịp nhàng như bình thường, gián tiếp dẫn đến bệnh mạch vành hoặc bệnh cơ tim.
- Tức giận tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não: Khi cơn giận bùng phát sau 2 giờ khiến bị đột quỵ do cục máu đông trong não hoặc xuất huyết não tăng gấp 3 lần. Đồng thời có thể nguy cơ bị phình động mạch não, vỡ động mạch cao gấp 6 lần sau khi cơn giận bộc phát.
- Làm tổn thương hệ thống miễn dịch: Khi cơn tức giận cơ thể tiết ra chất cortisol, nếu không kiếm chế được cơn tức giận khiến cơ thể liên tục tạo ra các chất này để lâu ngày sẽ gây tổn thương cho hệ thống miễn dịch của bạn. Khi đó, sức đề kháng đối với bệnh tật sẽ giảm đi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí là cả ung thư.
- Gia tăng sự lo lắng: Khi cơn tức giận bộc phát sẽ làm tăng các chứng rối loạn lo âu ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ảnh hưởng đến phổi: Khi cơn tức giận diễn ra, cơ thể sẽ thở nhanh, phổi phải hoán đổi khi trong một tần suất quá cao. Thời gian thu co giảm xuống liên tục khiến phổi không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi dẫn đến tổn thương cho lá phổi.
- Làm xấu da: tức giận làm gia tăng lượng độc tố trong não, kích thích sự hình thành các chứng viêm quanh nang lông. Từ đó, tạo ra những vấn đề về sắc tố làm cho làn da trở nên kém tươi tắn hơn.
- Gây đau dạ dày: Tức giận làm cho thần kinh bị kích thích, tác động trực tiếp đến tim và huyết mạch. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến đường tiêu hóa gây đau dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
- Giảm tuổi thọ: Căng thẳng sẽ làm rút ngắn tuổi thọ của mình. Theo nghiên cứu cho thấy cặp vợ chồng thường xuyên giận dữ có tuổi thọ ngắn hơn so với những cặp hạnh phúc, vui vẻ.
Ngoài ra, sự tức giận thường xuyên gây nên nhiều triệu chứng khác như: đau nửa đầu, trầm cảm, khó ngủ, lo âu, béo phì, tăng khả năng bạo hành người khác… Phụ nữ tức giận thường xuyên làm tổn thương đến tuyến vú và tử cung.
Theo cơ chế ngũ hành tương sinh: Can – Tâm – Tỳ – Phế – Thận. Nếu can (gan mật) hoạt động tốt thì sinh ra tâm (tim mạch) tiểu trường tốt -> sinh ra tỳ (lách) hệ tiêu hóa hấp thu tốt. Khi đó, phế (phổi) hô hấp đều, nhịp tốt sẽ giúp thận (bàng quang) hoạt động và thanh lọc tốt. Ngược lại, khi nóng giận sẽ làm hại tới can và kéo theo các bộ phận khác của cơ thể cũng rối loạn và suy yếu theo.
>> List 9 thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu cao
Giải pháp kiểm soát chế ngự cơn nóng giận
Trong cuộc sống khó tránh khỏi sự tức giận. Tuy nhiên, nếu biết cách khắc phục và chế ngự cơn nóng giận sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Ngồi thiền định, tập hít thở sâu
- Tập thể dục thường xuyên tốt cho thể chất và cảm xúc
- Tránh các loại thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích
- Đảm bảo ngủ đủ giấc, đúng giờ
- Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
- Tìm kiếm nguồn vui mới từ việc xem phim hài hước, đọc truyện cười…
- Nghĩ kỹ trước khi nói cũng như câu nói “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”
- Thay vì cố gắng tức giận giữ trong lòng thì có thể chia sẻ với người khác và nhận lời khuyên hữu ích từ họ
- Thẳng thắn hỏi lại người đó để tránh việc nhầm mục đích, ý nghĩa riêng
- Giảm cái tôi, xem lại bản thân để có thái độ, cảm xúc tốt hơn
- …
Thiền định được xem là phương pháp hiệu quả nhất mang lại sức khỏe cho con người. Thiền định giúp con người giảm bớt nóng nảy, hung hăng, chế ngự cảm xúc… làm tăng sức hòa hợp, thân thiện với người khác, tự chế mình, tăng sự tự tin, thỏa mãn, khả năng chịu đựng trong mọi tình huống.
Hãy tập điều chế cảm xúc, cơn giận dữ của mình để cải thiện sức khỏe và tạo thêm mối quan hệ mọi người xung quanh. Những cách kiểm soát cơn tức giận trên sẽ giúp bạn có một hướng suy nghĩ tích cực và cải thiện được sức khỏe tốt hơn.