Trang chủ Giáo dục & Đời sốngXã hội Còn bao nhiêu ngày đến Trung Thu 15 tháng 8 âm lịch 2022

Còn bao nhiêu ngày đến Trung Thu 15 tháng 8 âm lịch 2022

bởi Aloha
0 bình luận
còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu

Cứ mỗi dịp Tết Trung Thu về, chúng ta thường nghe câu “Quà nào bằng gia đình sum họp, Tết nào vui bằng Tết Đoàn Viên”. Tết Trung Thu 2022 đang thực sự đến gần. Vậy, Trung thu 2022 là ngày nào? Còn bao nhiêu ngày đến Trung Thu? Hôm nay, Báo Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này qua bài chia sẻ dưới đây.

còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu
"Quà nào bằng gia đình sum họp, Tết nào vui bằng Tết Đoàn Viên"

Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là một nét đẹp truyền thống của văn hóa người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nét đẹp đó vấn trường tồn và mang một ý nghĩa quan trọng, gắn kết tình cảm anh em, mọi người trong gia đình với nhau.

Thời điểm diễn ra Tết Trung Thu

Tết Trung Thu diễn ra vào ngày nào? Đúng với cái tên gọi “Trung” có nghĩa là “giữa” còn “Thu” có nghĩa chỉ mùa thu. Tức là, Trung Thu chính là ngày giữa của mùa thu, rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Hay người xưa có cái tên gọi gần gũi hơn chính là ngày rằm tháng 8.
Tuy nhiên, sẽ có năm nhuận và năm không nhuận nên việc xác định theo lịch có sự thay đổi theo mỗi năm. Nó không có trùng với thời điểm diễn ra Tết Trung Thu theo từng năm, ở một thời điểm cụ thể.
Mặc dù, mỗi nước sẽ có cách nghi thức đón Tết Trung Thu khác nhau. Tuy nhiên, về ý nghĩa thì có nét tương đồng nhau. Đều thể hiện chung một ý nghĩa sâu sắc nhất. Tết Trung Thu còn gọi với cái tên khác là Tết Thiếu Nhi, Tết Trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Mỗi một cái tên thể hiện một ý nghĩa riêng biệt. Vậy, những cái tên gọi này có ý nghĩa đặc biệt gì?

Còn bao nhiêu ngày nữa thì đến Trung Thu?

Trung Thu ngày bao nhiêu? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu 2022? Tết Trung Thu năm nay vào ngày nào? Đây đều là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất mỗi khi gần đến dịp lễ này.
Tết Trung Thu tại Việt Nam năm 2022 năm nay sẽ có rơi vào ngày:

Như vậy, tại thời điểm hiện tại thì còn 11 ngày nữa thì đến Trung Thu 2022. Ngày lễ Trung Thu năm nay trúng vào thứ Bảy nên đây là dịp nghỉ cuối tuần có thêm thời gian ở bên nhau hơn. Hãy cùng Báo Việt Nam đếm ngược đến ngày Trung Thu năm nay nào!

Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu không chỉ là một ngày lễ có mặt ở Việt Nam mà nó còn được tổ chức ở nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Cho đến ngày nay, nói về nguồn gốc của ngày lễ này không ai xác định được nó xuất phát từ đâu? có từ lúc nào? Bởi không có sử liệu nào nói rõ và khẳng định về gốc tích của ngày lễ này.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Tết Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, gắn với thời nhà Đường (Đường Minh Hoàng). Khi mà nhà vua đang đi dạo ở vườn Ngự Uyển đúng lúc đêm ngày 15 tháng 8 âm lịch. Lúc này, trăng rất tròn, sáng và to cùng với quang cảnh thanh mát. Nhà vua gặp đạo sĩ La Công Viễn – Diệp Pháp Thiện đã dùng phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.
hình ảnh phố đèn lồng ở khu vực Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Trung Thu
Tết Trung Thu không chỉ là một ngày lễ có mặt ở Việt Nam mà nó còn được tổ chức ở nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Khi đến Phủ thanh hư Quảng Hàn, nhà vua và pháp sư được tiên nữ – Hằng Nga đón tiếp rất nồng hậu với món bánh tiên (Bánh Trung Thu). Nhà vua rất vui vẻ khi được thưởng thức món ăn ngon cùng khung cảnh đẹp nên về trần gian nhà vua đã sai người làm bánh tiên này vào ngày này hằng năm để ghi nhớ dịp đặc biệt. Kể từ đó tục ăn tết Trung Thu được diễn ra hằng năm vào đúng ngày lễ này.
Nhưng theo các nhà khảo cổ học thì ngày lễ này ở Việt Nam đã có từ thời xa xưa. Bằng chứng chính là những chi tiết và hình ảnh được khắc họa in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Đây chính là hình ảnh mô tả về lễ tạ ơn thần linh sau những mùa bội thu. Bên cạnh đó, những tấm bia được khắc ở chùa Đọi năm 1121 thì ngày Tết Trung Thu đã tổ chức các lễ hội rước đèn, đua thuyền, múa rối nước… ở kinh thành Thăng Long (thời nhà Lý). Tiếp theo đó, thời Lê – Trịnh ngày lễ này được tổ chức khá xa hoa trong phủ Chúa.
Còn bao nhiêu ngày đến Trung Thu 15 tháng 8 âm lịch 2022 - con bao nhieu ngay den trung thu 2
Nhiều loại đèn lồng với cá chất liệu đa dạng
Ngoài ra, theo truyền thuyết dân gian thì vào ngày tết này luôn tồn tại những sự tích như Hằng Nga và Hậu Nghệ, Chú cuộc – chị Hằng, truyền thuyết Thỏ Ngọc,… để minh chứng cho nguồn gốc của ngày lễ Tết Trung Thu. Tại Việt Nam, cứ mỗi dịp Tết Trung Thu về không ai không liên tưởng đến hình ảnh cung trăng có chú Cuội cùng chị Hằng và thỏ Ngọc. Đây là nét đẹp và biểu tượng của Tết Trung Thu ở Việt Nam.

Ý nghĩa Tết Trung Thu

Trung Thu là Tết Đoàn Viên

Như đã đề cập, vào dịp này ánh trăng thường tròn trịa, mang ý nghĩa tròn đầy viên mãn. Đây cũng là dịp mọi người trong gia đình tụ họp, quây quần bên nhau hàn huyên thể hiện đúng với cái tên đoàn viên. Có thể nói đây là cái lễ lớn thứ 2 sau dịp Tết Nguyên Đán mà các thành viên trong gia đình có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ nhau những điều trong cuộc sống.
Còn bao nhiêu ngày đến Trung Thu 15 tháng 8 âm lịch 2022 - Trung Thu la Tet Doan Vien
Trung Thu là Tết Đoàn Viên
Quả thật, cuộc sống hiện đại ngày nay mỗi người có những mục tiêu riêng với những bộn bề của công việc, mối quan hệ. Điều này khiến việc rời xa gia đình đến nơi khác học tập và làm việc. Chính vì thế mà thời gian dành cho các thành viên trong gia đình bị hạn chế.
Bởi vậy, Tết Đoàn Viên như một cơ hội để mọi người tạm gác lại bộn bề cuộc sống mà quay về cùng với gia đình. Nhà là nơi để về và gắn kết với nhau để tiếp theo sức mạnh để chống chọi với nhiều khó khăn thử thách của xã hội.

Trung Thu là Tết Thiếu Nhi

Sở dĩ, Tết Trung Thu gắn với tên gọi Tết Thiếu Nhi đó là vì những hoạt động truyền thống diễn ra trong dịp lễ này thường dành cho các trẻ em thiếu nhi. Với các hoạt động như rước đèn lồng, phá cổ, nghe kể chuyện “sự tích cung trăng”, vui chơi, múa hát,… Đây cũng là dịp các em nhỏ nhộn nhịp vậy nên mới xuất hiện với tên gọi thú vị này.
Còn bao nhiêu ngày đến Trung Thu 15 tháng 8 âm lịch 2022 - Trung Thu ruoc den thieu nhi 2
Trung Thu là Tết Thiếu Nhi
Hơn nữa, Trung Thu thường tổ chức sau thời gian thu hoạch mùa hè. Chính vì các bậc cha mẹ không có thời gian sau mùa vụ thu hoạch mùa hè để chăm sóc con cái. Bởi vậy, cũng vào dịp này các bậc phụ huynh hoàn tất các công việc và bù đắp lại cho con trẻ những món quà ý nghĩa nhất.

Trung Thu là Tết Trông Trăng

Tên gọi này bắt nguồn từ dân gian với các hoạt động thường xuyên diễn ra. Chính vì thời điểm diễn ra lễ Trung Thu trăng rất đẹp, to và sáng chói nên nhiều người thường rủ nhau ngắm trăng. Nhiều người thường hay ngắm trăng nhìn tỏ chút sẽ thấy được hình ảnh chú Cuộc ngồi dưới gốc cây trông rất đẹp.
Theo quan niệm xưa thì nhiều người thường trông trăng để xem thiên tượng, dự đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Tương truyền, nếu trăng thu màu vàng thì sẽ trúng mùa tằm tơ, trang thu màu xanh hoặc màu lục thì năm đó sẽ có thiên tai. Ngược lại, trăng thu màu cam trong thì khi đó đất nước sẽ thịnh trị.
Ngày tết Trung Thu không chỉ giới hạn ở gia đình. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… thì ngày lễ này cũng là nơi bày tỏ sự tri ân các đối tác, khách hàng đã hợp tác đồng hành trong thời gian qua. Hay là các cá nhân bày tỏ sự kính trọng, tri ân thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ mình.

Tìm hiểu những phong tục ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Vào ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam thường diễn ra nhiều phong tục khác nhau. Mỗi một phong tục có nhiều điều đặc biệt và thú vị khác nhau. Cùng nhau tìm hiểu rõ hơn ở phần nội dung tiếp theo này.

Phong tục tế Nguyệt (cúng trăng)

Vào rằm tháng 8, thời điểm trăng tròn và đẹp nên thời xưa truyền tai nhau nghi thức tế Nguyệt này. Ngoài ra, nhiều quan niệm dân gian cho rằng trong thời gian này chính là thời điểm chính thức kết thúc vụ mùa. Đây chính là thời điểm để con người làm lễ dâng lên trời đất nhằm cảm ơn các vị thần đã mang đến cho người nông dân mùa màng bội thu.
Còn bao nhiêu ngày đến Trung Thu 15 tháng 8 âm lịch 2022 - Trung Thu la Tet thieu nhi
Vào rằm tháng 8, thời điểm trăng tròn và đẹp nên thời xưa truyền tai nhau nghi thức tế Nguyệt này
Gia chủ sẽ trực tiếp đứng ra để thực hiện nghi thức tế Nguyệt. Các gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cỗ đầy với các lễ vật như hoa quả, bánh trung thu,… tùy theo từng gia đình, địa phương. Sau nghi thức này thì mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau tụ họp và thực hiện tiếp nghi thức phá cỗ đêm trăng.

Phong tục phá cỗ đêm trăng ngày Tết

Sau khi thực hiện bày mâm cỗ để tế Nguyệt thì khi đến trăng lên cao nhất thì mọi người từ người lớn đến trẻ nhỏ cùng nhau phá cỗ. Đây là nghi thức được trẻ em thích nhất. Tất cả mọi người sẽ cùng nhau phá cổ bằng cách ăn uống và thưởng thức các loại bánh trái đã chuẩn bị. Đây được xem là việc hạ lễ ngay sau khi dâng lên các vị thần linh trước.

Phong tục ngắm trăng, thưởng nguyệt

Đúng vào ngày rằm tháng 8, lúc này trang đẹp nhất, tròn nhất, to nhất và dễ quan sát nhất. Người ta thường dành ngày này để ngắm trăng và trông trăng. Đây chính là điều đáng trải nghiệm dành cho những người yêu cái đẹp và sự bí ẩn.
Như đã đề cập trước đó, nghi thức này được xuất phát từ nguồn gốc ở thời Đường. Thời điểm tận hưởng, nghỉ ngơi và hòa mình thư giãn cùng đất trời sau những ngày làm lụng vất vả.
Tuy nhiên, với thời đại hiện nay thì nghi thức này đang bị hạn chế và ít người còn ngắm trăng. Bởi những ánh đèn điện đường phố quá rực rỡ. Tuy nhiên, với các người nông dân thì ngắm trăng chính như là cầu mong cho nhau những điều tốt đẹp.

Phong tục múa lân

Múa lân là một phong tục hết sức đặc biệt và có ý nghĩa trong ngày lễ Đoàn Viên. “Lân” là một biểu tượng của sự may mắn và mang nhiều tài lộc. Mọi năm cứ nghe tiếng trống là sẽ biết đến ngày lễ này.
Các đoàn lân sẽ mùa ở ngoài đường hoặc ghé thăm từng nhà. Nhiều người quan niệm việc cho lân vào nhà thì gia đình đó sẽ gặp nhiều may mắn, bình an hơn. Cùng với đó là có thêm hình ảnh thổ địa, hội đánh trống,… tại nên sự vui nhộn. Lân đi tới đâu thì trẻ con lẽo đẽo theo sau.
Trung Thu là Tết Thiếu Nhi
phong tục múa Lân Sư Rồng dịp lễ Trung Thu hàng năm
Ngày nay, phong tục múa lân này phát triển trở thành nhiều hội thi với các màn biểu diễn thật ấn tượng. Cùng với đó là nhiều gia đình dùng tiền thưởng treo trên cao để đoàn lân mùa và lấy được phần thưởng có giá trị này.

Phong tục rước đèn lồng

Lễ rước đèn lồng là một phong tục lâu đời của người dân Việt Nam. Với những chiếc đèn lồng được tạo ra với nhiều hình dáng khác nhau như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn ông trăng,… được làm những chiếc đèn lồng này khá gần gũi như tre, giấy, vải, nến,… dắt nhau đi một vòng để thực hiện nghi lễ này.
Tết Trung Thu còn là Tết Thiếu Nhi, trẻ con được thỏa thích vui chơi, tụ tập rước đèn trong ngày hội trăng rằm. Khắp phố phường, ngõ xóm đều tràn ngập màu sắc lung linh của những chiếc đèn lồng đầy màu sắc này.

Phong tục cắt bánh trung thu

Nói đến Tết Trung thu thì không thể thiếu đến món bánh tiên – Bánh trung thu này được. Tết Trung Thu mà không có bánh trung thu thì thật không đúng là lễ Trung thu chút nào. Một mặt hàng thường bày bán sớm mỗi dịp Trung Thu đến.
Theo quan niệm người xưa, phong tục cắt bánh sẽ chia theo số lượng thành viên. Việc cắt bánh càng đều, đẹp thì gia đình sẽ hạnh phúc, em ấm và hòa thuận hơn. Thậm chí, tục ăn bánh trung thu thể hiện sự cầu bình an và hạnh phúc cho gia đình.

Phong tục thi bày mâm cỗ cúng trăng

Ngày nay, phong tục thi bày mâm cỗ cúng trăng không còn được nhiều. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn giữ phong tục thi mâm cỗ này để cúng trăng giữa các xóm, thôn với nhau. Những mâm cỗ được tạo ra từ hoa quả, bánh trái với nhiều hình thù, kiểu dáng trang trí thật đẹp mắt. Sau đó sẽ có một ban tổ chức cùng nhau chấm điểm để lựa chọn đội thắng cuộc.
Kết hợp cùng cuộc thi bày mâm cỗ cúng trăng thì sẽ có nhiều tiết mục mua vui, những màn múa lân làm khuấy động không khí ngày lễ thêm phấn khởi.

Phong tục thi hát Trống quân

Có lẽ, phong tục này thường chỉ có người dân miền Bắc vào dịp Tết Trung Thu. Đây là phong tục có từ lâu đời của người dân. Đây cũng được coi là nét riêng, đặc sắc của người dân miền Bắc với phong tục này.
Thi hát Trống quân là hình thức hai đội nam và nữ sẽ vừa thi hát vừa đối đáp với nhau. Thông qua những âm thanh được tạo ra bằng cách đánh trống, đánh vào dây gai, dây thép để tạo nhịp đệm cho câu hát. Thông thường thì họ sử dụng các câu thơ lục bát để tạo nên những câu hát để thi đấu. Có những câu đố, câu hát dí dỏm nhưng cũng có những câu đố hiểm hóc dành cho nhau.

Món ăn ngày Tết Trung Thu thường có gì?

Mỗi một nơi sẽ có cách bày bố mâm cỗ ngày Tết Trung Thu khác nhau. Tuy nhiên, đa phần thì sẽ có các món sau:

#1. Bánh Trung thu

Bánh Trung Thu từ lâu chính là món ăn được ưa chuộng và gần như không thể thiếu trong ngày Tết Đoàn Viên này. Bánh Trung Thu thường sẽ có hình vuông và hình tròn. Trong đó, hình vuông tượng trưng cho mặt đất thể hiện sự vững chắc. Còn mặt tròn thể hiện sự viên mãn, tròn đầy.

bánh Trung Thu
bánh Trung Thu là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết Đoàn Viên
Món ăn có nhiều hương vị khác nhau, có thể là bánh dẻo hoặc bánh nướng. Đây là món quà ý nghĩa dành tặng cho cha mẹ, người thân hoặc bạn bè trong dịp lễ đến.

#2. Gỏi bưởi

Quả bưởi là trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu dù ở bất cứ nơi đâu. Đây là loại quả nhiều người tin rằng sẽ mang lại sự may mắn, bình an, sung túc và đủ đầy. Hơn nữa, trái cây thân thiết với làng quê Việt Nam chứa đựng sự giản dị, ngọt ngào và nhiều ý nghĩa.
gỏi bưởi ăn vào dịp Trung Thu
gỏi bưởi ăn vào dịp Trung Thu được cho là mang lại may mắn và bình an
Chính vì thế, nhiều người đã chế biến thành món gỏi bưởi trong ngày lễ này. Món ăn có vị thanh mát, trộn đều với tôm sú, ba chỉ luộc và sốt chua cay sẽ tạo nên món ăn ngon khó cưỡng.

#3. Xôi cốm

Một món ăn mộc mạc, giản dị được tạo ra từ những nguyên liệu quen thuộc từ vùng quê như đậu xanh, cốm non và dừa. Món ăn thơm ngon mùi vị nếp mới với ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn.
xôi cốm là món ăn đặc biệt vào dịp Trung Thu
xôi cốm là một trong những món ăn mang ý nghĩa cho dịp Tết Trung Thu

#4. Thịt heo quay

Món thịt heo quay thường sẽ được bày cùng với bánh ướt, bánh hoặc hoặc bún. Món ăn không thể thiếu trong ngày Trung Thu. Tuy nhiên, món ăn này thường ít xuất hiện, chỉ ở một số vùng miền phía Bắc là chủ yếu có món này trong mâm cỗ ngày lễ Trung Thu.
ăn heo quay dịp Trung Thu
nhiều nơi có phong tục ăn heo quay dịp lễ Trung Thu

Ngày Tết Đoàn Viên bày biện mâm cỗ như thế nào?

Trong ngày lễ Trung Thu, mâm cỗ sẽ được bày biện với mâm cúng gia tiên và mâm cỗ trung thu. Đồ lễ không cần quá sang trọng nhưng phải đầy đủ để thể hiện tấm lòng của gia chủ.

Mâm cúng gia tiên

Ngày lễ Trung Thu không chỉ là ngày lễ mọi người quây quần bên nhau mà còn là ngày mọi người thể hiện tấm lòng thành của mình với tổ tiên. Chính vì thế, sẽ có một mâm cúng gia tiên ngày lễ Trung Thu.
Đồ lễ cúng mâm gia tiên sẽ bao gồm những món sau: bánh kẹo, xôi gấc, trầu cau, hoa tươi, tiền vàng, hương đèn, hoa quả, món ăn chay/mặn… Tùy từng mối gia chủ mà sẽ có mâm cúng gia tiên khác nhau.

Mâm cỗ trung thu

Ngoài mâm cúng gia tiên thì nhiều người còn làm một mâm cỗ. Đây là mâm cỗ để trẻ em và mọi người phá cỗ, trông trăng. Mâm cỗ có thể đơn giản đặt ngoài sân để trẻ con trong xóm sum vầy ăn bánh kẹo nô đùa.
Thường, mâm cỗ Trung Thu sẽ có các món sau: bánh trung thu, bánh kẹo, trà, bim bim, thạch, hồng, bưởi, các loại đồ chơi…

Những điều nên và không nên làm trong ngày Tết Trung Thu

Bởi vì, ngày Tết Trung Thu thường trúng vào ngày rằm. Chính vì thế, theo quan niệm xưa sẽ có những điều nên và không nên làm vào ngày rằm này. Đây cũng điều mọi người cần làm và không nên làm để đem lại sự may mắn, tránh các xui rủi xảy ra.

Các điều nên làm

Các điều không nên làm

Tạm kết

Như vậy, bài viết trên đây phần nào đã giúp cho mọi người nắm rõ hơn về vấn đề còn bao nhiêu ngày đến Trung Thu 2022? Trung Thu 2022 ngày bao nhiêu? thứ mấy? Mong rằng, mọi người có thể đón một cái Tết Đoàn Viên thật viên mãn, ấm áp và hạnh phúc bên gia đình của mình.

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN