Trang chủ Giáo dục & Đời sốngSức khỏeCác loại bệnh Ghi nhận 3 ca mắc Whitmore tại Thanh Hóa Đắk Lắk bộ y tế ra công văn khẩn

Ghi nhận 3 ca mắc Whitmore tại Thanh Hóa Đắk Lắk bộ y tế ra công văn khẩn

bởi Aloha
0 bình luận
Ghi nhân 3 ca mắc Whitmore tại Thanh Hóa Đắk Lắk bộ y tế ra công văn khẩn

Ghi nhận ngày 10/11, Bộ Y tế cho hay theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương và hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm phát hiện 3 trường hợp mắc bệnh Whitmore (vi khuẩn ăn thịt người) tại Thanh Hóa và Đắk Lắk. Bộ Y tế đã ra công văn khẩn gửi các địa phương.

Ghi nhân 3 ca mắc Whitmore tại Thanh Hóa Đắk Lắk bộ y tế ra công văn khẩn
Phát hiện 3 ca mắc Whitmore tại Thanh Hóa Đắk Lắk bộ y tế ra công văn khẩn

Theo đó, trong báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương và hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm vừa ghi nhận 3 ca mắc bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Trong đó, 2 ca ghi nhận tại Thanh Hóa (trẻ em) và 1 ca ghi nhận tại Đắk Lắk (người lớn).

Cụ thể, tại Đắk Lắk bệnh nhân là chị B.T.H (Sn 1982, ngụ xã Vụ Bổn, H. Krông Pắc). Trước đó, ngày 10/10 chị H. có biểu hiện đau bụng dữ dội nên nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên khám. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị áp xe lá lách nên tiến hành phẫu thuật điều trị. Sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn còn tình trạng đau bụng. Đến ngày 31/10 thì nhập viện lại. Lúc này, bệnh nhân được chẩn đoán bị mắc bệnh Whitmore trên nền đái tháo đường type 2. Hiện, chị H. đang được khoa truyền nhiễm phối hợp khoa tích cực điều trị tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Tại Thanh Hóa, 2 trường hợp đều là trẻ em. Bệnh nhi thứ nhất là Tr.M.Nh (SN 2007, giới tính nam, ngụ tại xã Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn). Trước đó, bệnh nhi xuất hiện các triệu chứng sốt liên tục, ho, chảy mũi, nổi ban sần từng mảng, tức ngực bên phải, đau bụng và chẩn đoán viêm họng, viêm cơ tim cấp/suy đa tạng, shock nhiễm khuẩn.

Sau điều trị 2 ngày tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, bệnh diễn biến nặng, cháu Nh. cảm thấy khó thở, huyết áp giảm nên chuyển đến bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tại đây, trẻ được cấp cứu đặt nội khí quản, máy thở. Tiếp tục, tình trạng bệnh không được cải thiện nên chuyển đến bệnh viện Nhi trung ương.

Được biết, trước đó trẻ đã mắc Covid-19 cách đây 5 tháng. Ngoài dị ứng hải sản, trẻ không có biểu hiện bệnh gì khác. Gia đình chưa có ai mắc bệnh. Trẻ được đưa đến bệnh viện sau 12 ngày xuất phát triệu chứng. Đến nay trẻ được chẩn đoán bị Whitmore.

Bệnh nhi thứ 2 là L.N.Q (SN 2012, giới tính Nam, ngụ tại xã Yên Mỹ). Bệnh khởi đầu có biểu hiện sốt, sưng đỏ vùng mang tai 5 ngày nên được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống. Sau 20 ngày không đỡ, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa và chẩn đoán bị áp xe má phải.

Sau đó được điều trị nội trú 7 ngày nhưng không đỡ. Vùng má phải tổn thương và rỉ dịch mủ đồng thời xuất hiện cục to đau sau tai nên chuyển đến bệnh viện Nhi trung ương khám và điều trị (1/11). Tiền sử bệnh của trẻ không có dấu hiệu bệnh lý gì.

Trước tình hình trên, Cục Y tế dự phòng đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa và Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị Sở Y tế, cụ thể:

  • Chỉ đạo tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Whitmore (bệnh Melioidosis). Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng có khả năng nguy cơ mắc bệnh trên địa bàn tỉnh.
  • Chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc Whitmore để phân tích nguy cơ và triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore.
  • Ngoài ra, phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore cho người dân.

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN