Bệnh Whitmore hay gọi bệnh Melioidosis, đây là bệnh truyền nhiễm lây nhiễm cho người và động vật. Với tỷ lệ tử vong lên đến 40-60% bệnh lý được Trung tâm kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ đưa vào danh sách bệnh lý nguy hiểm hàng đầu.
Bệnh Whitmore là gì?
Bệnh Whitmore hay gọi là bệnh Melioidosis ( có tên khoa học là Burkholderia pseudomallei) gây hoại tử nhiêu cơ quan, trong đó có da và suy yếu hệ miễn dịch. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở các nước khí hậu nhiệt đới, đặc biệt Đông Nam Á và miền Bắc Australia.
Nhiều người thường gọi bệnh Whitmore là ‘bệnh ăn thịt người’. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng về việc lây truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Bệnh không thường gặp, không lây lan thành dịch.
Nguyên nhân gây bệnh Whitmore
Vi khuẩn Whitmore có thể sống nhiều năm trong đất và nước. Khi người và động vật tiếp xúc sẽ có nguy cơ mắc bệnh Whitmore. Cụ thể:
- Hít phải bụi hoặc giọt nước nhiễm vi khuẩn Whitmore
- Uống nước bị ô nhiễm chưa được khử clo
- Tiếp xúc trực tiếp bằng tay, chân vùng đất nhiễm khuẩn, đặc biệt da có vết trầy xước.
- Các bệnh mạn tính có nguy cơ bị bệnh Whitmore như đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, bệnh gan, ung thư, suy tim, lao…
- …
Các triệu chứng khi mắc bệnh Whitmore
Có rất nhiều loại Whitmore, mỗi gọi gây cho người bệnh những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, đa phần đều có các triệu chứng như:
- Nhiễm trùng cục bộ: sốt, loét, áp xe, đau, sưng cục bộ
- Nhiễm trùng phổi: Ho, đau ngực, sốt cao, chán ăn, đau đầu
- Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng, mất phương hướng
- Nhiễm trùng lan truyền: giảm cân, đau dạ dày, ngực, đau cơ, khớp, động kinh
Mặc dù, tiếp xúc vi khuẩn gây bệnh Whitmore lúc đầu sẽ không xuất hiện các triệu chứng. Nhưng nhìn chung, khoảng sau 2-4 tuần tiếp xúc sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường.
7 cách phòng bệnh Whitmore cần biết
Sau khi xuất hiện 3 trường hợp mắc bệnh Whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay với xà phòng và nước lạnh thường xuyên. Đặc biệt là trước và sau chế biến thức ăn, vệ sinh, làm việc…
- Thực hiện ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không giết mổ, ăn thịt động vật bị bệnh chết.
- Hạn chế tiếp xúc vùng đất/nước bị nhiễm khuẩn
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động đối với người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc nơi nhiễm bẩn
- Tránh tiếp xúc các vết thương hở, loét với vùng bị ô nhiễm
- Người có các bệnh nền như bệnh tiểu đường, gan, thận, suy giảm miễn dịch… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn nhiễm khuẩn.
- Khi nghi ngờ hoặc phát hiện có trường hợp nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để tư vấn, khám bệnh và điều trị kịp thời