Trang chủ Giáo dục & Đời sốngMẹ và bé Bệnh nhi tử vong do mắc phải “Vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh nhi tử vong do mắc phải “Vi khuẩn ăn thịt người”

bởi Trần Ngọc
0 bình luận
Phát hiện bệnh nhi mắc vi khuẩn ăn thịt người

Theo nguồn thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh nhi 15 tuổi (trú tại Thanh Hóa) mắc phải bệnh Whitmore (vi khuẩn ăn thịt người) đã tử vong trong tình trạng suy đa tạng, hoại tử ruột.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: “Hai bệnh nhi trú Thanh Hóa mắc Whitmore được điều trị tại bệnh viện, bệnh nhi 15 tuổi đã tử vong đêm 11-11, bệnh nhi còn lại 10 tuổi tình trạng nhẹ hơn và đang hồi phục”.

Phát hiện bệnh nhi mắc vi khuẩn ăn thịt người
Phát hiện bệnh nhi mắc “Vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh nhi 15 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương vào ngày thứ 12 sau khi tình trạng bệnh trở nặng. Phổi bệnh nhi tổn thương, suy hô hấp, vẫn còn ban sẩn xuất huyết ở hai bàn tay. Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi trung ương đã chẩn đoán trẻ bị sốc nhiễm khuẩn/suy đa tạng/Whitmore.

Được biết, 2 ngày trước khi bệnh trở nặng, trẻ đi học về và bị dầm nước mưa, sốt cao liên tục bốn ngày, ho, nổi sẩn ban kèm đau tức ngực phải, đau bụng… Bệnh nhi đã đến bệnh viện địa phương điều trị sau đó chuyển lên Bệnh viện nhi trung ương. 

Trước đó, Bộ Y tế đã ghi nhận có ba trường hợp mắc bệnh Whitmore gồm một phụ nữ 40 tuổi ở Đắk Lắk và hai bé trai ở Thanh Hóa.

Bệnh nhi  tử vong do "Vi khuẩn ăn thịt người"
Bệnh nhi tử vong do “Vi khuẩn ăn thịt người”

Theo các tài liệu y khoa, Whitmore (còn được gọi Melioidosis) một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.

Một số nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy bệnh Whitmore hiện đang phân bố ở nhiều tỉnh thành phía Bắc và phía Nam. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao trên 40%, hầu hết là các trường hợp do sốc nhiễm khuẩn và viêm phổi nặng.

Cách phòng tránh bệnh Whitmore 

Hiện tại, các bác sĩ cho biết, bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó, biện pháp phòng ngừa bệnh chính là tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước nhiễm khuẩn, đặc biệt là những người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh gan… Thì nên đi ủng, mang găng tay cao su, đồ bảo hộ khi tiếp xúc với nước bẩn.

Phòng chống "Vi khuẩn ăn thịt người"
Phòng chống “Vi khuẩn ăn thịt người”

Bộ Y tế cũng đưa ra 7 khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh Whitmore như sau:

  1. Người dân cần Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
  2. Người dân cần thực hiện chế độ ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
  3. Người dân cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi,… ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
  4. Đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn cần sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…).
  5. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng người dân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu công việc bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
  6. Đối với những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính,… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  7. Khi có nghi ngờ nhiễm bệnh người dân cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN