Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, việc thức dậy trước 7 giờ sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời về sức khỏe và năng suất hoạt động trong ngày, nhất là người lớn tuổi.

Kết quả khác nhau giữa nhóm người thức dậy trước 7 giờ sáng và nhóm người dậy muộn
Nhà nghiên cứu trường Đại học Pittsburgh tại Mỹ đã có những chia sẻ về việc thức dậy trước 7 giờ sáng trên tạp chí Jama Psychiatry. Qua đó, ông cho biết, nếu chúng ta duy trì thói quen dậy sớm, đặc biệt là trước 7 giờ và hoạt động cả ngày sẽ giúp cải thiện tinh thần sức khỏe và mang lại năng suất tổng thể để hoàn thành việc tốt hơn. Thói quen này hiệu quả nhất đối với người lớn tuổi.
Theo chuyên gia Smagula, hoạt động được nhắc đến ở đây bao gồm kích thích thể chất, tinh thần, có thể hiểu đơn giản là chạy việc vặt, tập dưỡng sinh, đi dạo hoặc trò chuyện cùng con cháu…
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Stephen Smagula chỉ ra trong nghiên cứu 1800 người trên 65 tuổi/ 1 tuần, người tham gia chủ động thực hiện các thay đổi chỉ định với thói quen hàng ngày để cải thiện sức khỏe thể chất. Sau thời gian nghiên cứu bằng đồng hồ thể dục và trả lời các câu hỏi liên quan đến nhận thức, nhóm nghiên cứu nhận thấy gần 38% người thức dậy trước 7 giờ sáng có 1 ngày năng động và phấn khởi.

Cụ thể, Tiến sĩ Smagula giải thích, những người dậy sớm và hoạt động suốt 15 giờ đồng hồ có tâm trạng hạnh phúc, vui vẻ, ít trầm cảm và có chức năng nhận thức tốt hơn người khác.
Theo kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong 1800 người tham gia, 32,6% số người chỉ hoạt động hiệu quả tối đa 13,4 tiếng. Đó là những người thường xuyên dậy muộn và có thói quen thức khuya.
Nhóm nghiên cứu nhận định, 32,6% số người tham gia có xu hướng thức khuya dậy muộn khiến họ dễ bị trầm cảm, căng thẳng kéo dài và giảm năng suất làm việc vì có nhận thức kém hơn. Cuối cùng là nhóm 29,8%, họ không nhất quán 1 thói quen cụ thể nên sức khỏe tinh thần và kiểm tra nhận thức bị giảm so với nhóm 38% ban đầu.

>>>Xem thêm: 5 yếu tố gây lão hóa da sớm mà bạn không biết
Smagula chia sẻ rằng, việc gián đoạn trong mô hình sinh hoạt khá phổ biến và có liên quan đến sức khỏe. Mối quan hệ này là hai chiều. Vì vậy, chỉ cần thay đổi mô hình sinh hoạt theo chiều hướng tích cực, bạn có thể cải thiện về sức khỏe.
Nghiên cứu đã chỉ ra, nguyên nhân khiến người lớn tuổi dễ bị suy giảm trí nhớ là vì họ có thói quen ngủ nghỉ thất thường và ít giao tiếp xã hội. Để có một cơ thể khỏe mạnh, người lớn tuổi nên thay đổi lối sinh hoạt. Lập kế hoạch ngủ nghỉ phù hợp và giữ cơ thể cùng tâm trí hoạt động đều đặn cả ngày sẽ giúp họ có lối sinh hoạt lành mạnh.
Đồng quan điểm với nhóm nghiên cứu trường Đại học Pittsburgh, bác sĩ Đại học California cũng khẳng định người lớn tuổi được hưởng lợi nếu thức dậy trước 7 giờ sáng và duy trì thói quen giao tiếp xã hội.
Kết luận
Qua nghiên cứu trên có thể thấy, câu nói “Dậy sớm để thành công” không phải lời khích lệ sáo rỗng. Việc ngủ trước 11 giờ đêm và thức dậy trước 7 giờ sáng sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt và tràn đầy năng lượng để có thể giải quyết công việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, duy trì thói quen này mỗi ngày, bạn sẽ có một làn da đẹp cùng với vóc dáng cân đối bởi lẽ việc ngủ đủ giấc sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Từ đó, chất béo không thể tích tụ để chuyển hóa thành mỡ.
>>>Có thể bạn quan tâm: 10 nguyên nhân tập thể dục vẫn không giảm cân
Uyên Uyên