Trang chủ Giáo dục & Đời sốngHôn nhân Bức thư người cha gửi con trai sau khi kết hôn khiến ai cũng ngạc nhiên vì nội dung bên trong

Bức thư người cha gửi con trai sau khi kết hôn khiến ai cũng ngạc nhiên vì nội dung bên trong

bởi Uyên Uyên
0 bình luận

Đọc nội dung bức thư người cha gửi con trai sau khi kết hôn, nhiều người đã có dịp nhìn lại cuộc hôn nhân của mình.

Bức thư người cha gửi con trai sau khi kết hôn khiến nhiều người bất ngờ vị sự sâu sắc trong lời dạy của ông bố.
Bức thư người cha gửi con trai sau khi kết hôn khiến nhiều người bất ngờ vị sự sâu sắc trong lời dạy của ông bố.

Bạn đã bao giờ làm những điều này với vợ của mình chưa?

Bức thư người cha gửi con trai sau khi kết hôn

Điều 1: Đàn ông khôn không bao giờ cảm thấy tiêu tiền vì vợ

Con trai, lần đầu bố mẹ đến thăm nhà vợ chồng con sau khi kết hôn, nhìn hai đứa vui vẻ hạnh phúc bố mẹ mừng lắm nhưng những lời con nói với vợ hôm qua làm bố hơi khó chịu.

Hai đứa dự định sinh em bé là tốt nhưng khi vợ con lo lắng thời gian mang thai và chăm sóc con cái sẽ ảnh hưởng đến công việc của mình, con lại nhanh nhảu bảo: “Có gì đâu, em không kiếm được tiền thì ở nhà chăm con. Anh kiếm tiền nuôi em”. Có thể con có ý tốt nhưng cách diễn đạt trong câu nói sẽ người nghe cảm thấy khó chịu, như thể con đang ban ơn cho họ vậy. Đúng như bố nghĩ, vợ con cũng không vui nên con bé mới bảo rằng: “Em có cần anh nuôi đâu, có phải em không biết kiếm tiền đâu, cùng lắm thì khỏi đẻ gì nữa!”.

Rõ ràng con thấy đấy, con nghĩ đó là chuyện tốt nhưng kết quả ngược lại. Con mới lấy vợ, chặng đường phía trước còn rất nhiều chông gai, thử thách buộc con đối mặt và giải quyết. Bố không nhận mình có cuộc hôn nhân thành công nhưng ít nhất mấy chục năm vừa qua, bố đã có hôn nhân hạnh phúc. Kết hôn thì dễ, duy trì mới khó. Vậy câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để duy trì hôn nhân hạnh phúc? Bố sẽ giải thích cho con với danh nghĩ một người đàn ông.

Các ông chồng hiện nay, một tí là mở miệng bảo “Anh nuôi em”, “Anh mua cho em”. Nếu ngẫm ra thì thấy câu nói ấy thật trẻ con và hài hước. Các anh lấy quyền gì đòi nuôi con gái người ta? Định nghĩa “nuôi” của các anh là như thế nào?

Phụ nữ hiện nay đã có thể tự kiếm tiền và độc lập tài chính. Vì vậy họ sống một mình cũng rất ổn chẳng qua sau khi kết hôn phải sinh con đẻ cái thì sự nghiệp của họ bị chững lại. Lúc này, việc các anh chồng gánh vác kinh tế gia đình là điều hiển nhiên. Không thể để người phụ nữ vừa gánh nặng mang thai, chăm sóc con cái vừa gánh nặng thêm vấn đề kinh tế nữa. Chúng ta không thể qua sông liền phá cầu được đâu con!

Bố nhớ có lần, trên mạng xảy ra tranh cãi về chủ đề: “Có nên thêm tên đàng gái vào giấy tờ chứng nhận bất động sản kết hôn hay không?”, hầu hết mọi người đều đồng tình ủng hộ. Trong đó, một người đã để lại dòng bình luận rằng:

“Kết hôn có nghĩa là cả hai bên cùng ký vào một bản hợp đồng dựa trên nguồn lực mình có sẵn với mục đích kinh doanh. Kinh doanh ở đây là kinh doanh doanh nghiệp gia đình, còn thời hạn hợp đồng trọn đời.

Tuy nhiên, các gói tài nguyên được cung cấp bởi cả nam giới và nữ giới là khác nhau. Phụ nữ đã phải sử dụng các gói tài nguyên của họ từ rất sớm: sinh con, nuôi con, chăm lo gia đình… Trong khi đó nam giới thường tốn thời gian hơn để phát triển và thành công. Vì vậy, để tránh tình trạng người trả trước, người trả sau gây mất cân bằng, cần và nên có hành động thế chấp một số tài sản từ sớm”.

Qua đó có thể thấy, để hôn nhân hạnh phúc, người chồng không bao giờ cảm thấy tiêu tiền vì vợ. Con phải nhớ rằng, sau kết hôn thì tiền con làm ra là tiền của gia đình và cũng là của vợ con. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ không coi trọng vấn đề tiền bạc, cái họ quan tâm là thái độ của người đàn ông.

Một nữ sĩ từng nói rằng: “Tôi rất vui khi tiêu tiền của bạn trai”.

Điều phụ nữ cần là sự quan tâm và yêu thương từ người chồng. Với cách này cô ấy cảm thấy được trân trọng và sẵn sàng cống hiến chăm lo cho gia đình nhỏ nhiều hơn.

Sau khi kết hôn, tiền kiếm được là của chung, không phải của riêng mình.
Sau khi kết hôn, tiền kiếm được là của chung, không phải của riêng mình.

Điều 2: Xem vợ là người tình suốt đời thay vì người thân

Nhiều người cho rằng, sau khi kết hôn một thời gian dài, vợ chồng sẽ là người thân của nhau. Khi nắm tay vợ, ta cảm giác chẳng khác gì tay trái nắm tay phải. Vì vậy mà sự buồn chán và tẻ nhạt luôn hiện hữu trong gia đình ngày này qua ngày khác. Lấy vợ rồi, dù sao cũng có thế thôi.

Bố nhắc con dù kết hôn bao lâu cũng đừng bao giờ xem vợ là người nhà mà phải là người yêu, người tình suốt đời của con. Lí do vì sao ư?

Con thử nghĩ xem, một ngày con chạy về nhà và bảo không vui, con trút bầu tâm sự với bố mẹ. Bố mẹ có trách mắng con không? Có không cho con vào nhà không? Đương nhiên là không vì chúng ta là người thân, là máu mủ ruột rà. Còn vợ con, hai đứa đến với nhau vì tình yêu thì cũng có thể rời đi khi hết yêu.

Có người nói rằng: Tôi phản đối ý kiến cho rằng vợ chồng trở thành người thân với nhau. Người thân là người thân, mẹ tôi là người thân của tôi, bố tôi là người thân của tôi, con gái tôi là người thân của tôi nhưng vợ tôi là người yêu của tôi, là người tình của tôi, là một nửa của tôi, cô ấy phải khác biệt chứ!”.

Chỉ khi xem vợ là người tình, con mới có động lực và hào hứng làm những điều mới mẻ bất ngờ cho vợ và yêu vợ con hết lần này đến lần khác. Để hôn nhân hạnh phúc, con phải có sự quản lý chỉn chu, cẩn thận. Muốn vợ chồng ngày càng gần gũi yêu thương nhau, con phải biết cách hâm nóng tình cảm, giữ lữa hôn nhân, đừng để không khí gia đình lặp đi lặp lại một cách nhàm chán và tẻ nhạt. Hãy luôn làm mới tình yêu của con mỗi ngày. Hôn nhân được quản lý bằng trái tim thì mới có thể bền vững, lâu dài.

Hãy xem vợ là người tình để cảm thấy hào hứng khi làm những điều bất ngờ cho vợ. Hôn nhân hạnh phúc cần có sự quản lý chỉn chu từ trái tim.
Hãy xem vợ là người tình để cảm thấy hào hứng khi làm những điều bất ngờ cho vợ. Hôn nhân hạnh phúc cần có sự quản lý chỉn chu từ trái tim.

Điều 3: Để hôn nhân hạnh phúc, đừng bao giờ lý luận với vợ

Cái này lẽ ra bố không cần nhắc con cũng hiểu. Đàn ông lý luận với vợ thì ngốc càng thêm ngốc. Nhà là nơi để yêu thương, không phải là nơi nói chuyện lý trí. Khi người chồng cố gắng lý luận và cãi lại vợ thì họ đã thua ngay từ đầu mở miệng rồi.

Bố còn nhớ lúc con 3 tuổi, lương của bố chỉ 3 triệu đồng. Vào ngày nọ, mẹ con bảo với bố rằng cô ấy vừa mua một cái túi trị giá 1 triệu đồng. Với số tiền lương ít ỏi, bố cảm thấy bỏ ra 1 triệu để mua túi là quá lớn. Hơn nữa trong nhà còn bao nhiêu thứ phải chi tiêu, bỏ 1 triệu ra mua túi xách là điều không cần thiết.

Khi đó bố cảm thấy khó chịu và muốn mắng mẹ con vài câu nhưng bố chợt nghĩ lại mẹ đã vất vả chăm sóc cho con nên bố im lặng và cố gắng kiếm tiền. Sau khi tan làm, bố phát hiện mẹ con mua cho bố một cái áo khoác mới.

Lúc đó bố hỏi: “Sao lại mua áo khoác cho anh, không phải em mua túi rồi à?”

Mẹ mỉm cười nói với bố rằng: “Em nói dối anh đó, em chỉ muốn biết anh có yêu em không thôi”.

Thật sự lúc đó bố đã rưng rưng nước mắt và thầm vui mừng vì hôm trước đã không mắng hay cằn nhằn mẹ con về chuyện mua túi. Có người nói rằng: “Thích là đấu tranh đến cùng, yêu là cúi đầu chịu thua”. Với mẹ con, bố luôn chủ động “cúi đầu chịu thua”.

Phụ nữ họ không quan trọng thắng thua hay vật chất, cái họ để tâm là cách thể hiện của người đàn ông. Vì vậy, trong bất kì vấn đề gì, đừng cố gắng nói lý với vợ. Cứ yêu cô ấy thật nhiều tự khắc họ sẽ chủ động nhận lỗi với mình nếu họ sai thực sự. Bởi lẽ, thứ duy nhất cảm hóa được lỗi lầm là tình yêu thương.

Đàn ông thất bại ngay từ đầu mở miệng cãi lý với vợ.
Đàn ông thất bại ngay từ đầu mở miệng cãi lý với vợ.

Điều 4: Đàn ông chưa bao giờ là trụ cột gia đình

Nhiều người đàn ông cậy mình là kinh tế chính trong nhà rồi lên mặt hóng hách, thể hiện với vợ. Nhưng các anh sai rồi, tổ ấm gia đình chưa từng dựa vào việc các anh kiếm tiền được bao nhiêu. Để gia đình vận hành tốt đẹp cần rất nhiều sự đóng góp, nỗ lực của người vợ, nhất là khi những đứa trẻ được sinh ra.

Cách đây không lâu, một ông bố người Nhật đã đăng tải lên Twitter việc nuôi con một mình. Ông có hai người con gái, bé lớn 3 tuổi còn bé nhỏ chưa đầy 6 tháng. Ban đầu, vợ ông lo chăm con còn ông ra ngoài kiếm tiền. Một ngày nọ, bà vợ đi họp lớp 2 ngày và nói với ông rằng hãy chăm sóc hai đứa nhỏ. Ông bố tự tin lắm, ông nói việc nhà cứ để ông lo hết, vợ chỉ việc đi chơi thôi. Sau đó, chỉ chưa đầy 32 tiếng đồng hồ, ông bố phải thừa nhận rằng, việc chăm con còn cực hơn việc đi làm cộng tăng ca.

Hồi con còn nhỏ, có lần mẹ đi công tác xa. Trước khi đi, mẹ chất đầy đồ ăn vào tủ lạnh rồi dặn dò bố đủ thứ. Khi ấy bố hơi khó chịu và nói rằng mẹ cằn nhằn nhiều quá, bố là đàn ông sao không chăm nổi một đứa trẻ tiểu học. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, bố hoàn toàn suy sụp.

Những ngày mẹ đi, bố phải dậy làm bữa sáng, đưa con đến trường, nấu ăn bữa tối, rửa bát, giặt đồ, phơi đồ rồi dạy con làm bài tập. Mỗi ngày sau khi tan làm bố đều bận rộn từng giây từng phút vì chăm sóc con và dọn dẹp nhà cửa. Nghĩ lại mẹ con đã phải làm việc của bố suốt khoảng thời gian qua, con nghĩ bố có phụ lòng mẹ được không? Chưa kể bố còn “kén tắm”, nếu kiếm tiền không được chắc bị mẹ lấy chổi “quét” ra khỏi nhà từ lâu rồi mất.

Tất nhiên đây chỉ là nói đùa, bố mẹ luôn trân trọng và thấu hiểu sự hy sinh của đối phương. Mẹ không ghét bỏ bố vì vụng về, không biết làm gì, bố cũng không có quyền đòi hỏi mẹ con phải kiếm tiền nhiều như bố.

Con hãy nhớ rằng, nhà là nơi cả hai cùng đồng hành, nỗ lực, hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Có tiền thì góp tiền, có sức thì góp sức. Không bao giờ được toan tính thiệt hơn. Ấy mới gọi là gia đình!

Hãy trân trọng sự hy sinh của đối phương và đừng toan tính thiệt hơn.
Hãy trân trọng sự hy sinh của đối phương và đừng toan tính thiệt hơn.

>>>Xem thêm: 4 điều tối kỵ tạo nên hôn nhân không hạnh phúc

Điều cuối cùng: Chủ động tránh xa mọi cám dỗ

Nội dung cuối trong bức thư người cha gửi con trai sau khi kết hôn là chủ động tránh xa cám dỗ.

Con trai, bố đã theo dõi quá trình của con từ khi hai đứa hẹn hò đến khi kết hôn. Bố hy vọng con sẽ luôn trân trọng con bé cũng như luôn trân trọng cuộc hôn nhân này. Đừng để hậu quả xảy ra không thể cứu vãn chỉ vì những cám dỗ, ham muốn nhất thời.

Khi đam mê hết thì mọi thứ sẽ bình lặng trở lại. Bố biết trong đời sống hôn nhân sẽ có những lúc con cảm thấy mệt mỏi, bế tắc và cảm thấy bị trói buộc. Cũng sẽ có lúc con nghi ngờ ý nghĩa của hôn nhân. Nhưng con ơi, cuộc sống vốn muôn màu và không biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra. Khi gặp vấn đề gì đó, con cảm thấy cô đơn, hụt hẫng và không nơi nương tựa thì luôn có một người sẵn sàng ôm lấy con, bên cạnh con. Khi ấy con mới nhận ra, hôn nhân là thứ chúng ta cần cùng nhau bảo vệ.

Bố chỉ muốn con nhớ hai điều: vợ là quý nhân lớn nhất của người đàn ông và gia đình là cảng tránh gió bình yên nhất mà người đàn ông sở hữu. Để hôn nhân hạnh phúc và bền vững, đừng bao giờ đánh mất hai điều trên.

Hôn nhân hạnh phúc là khi chúng ta chủ động tránh xa cám dỗ và luôn tôn trọng người bạn đời của mình.
Hôn nhân hạnh phúc là khi chúng ta chủ động tránh xa cám dỗ và luôn tôn trọng người bạn đời của mình.

Kết luận

Qua bức thư người cha gửi con trai sau khi kết hôn khiến chúng ta nhận ra nhiều điều về tình yêu và gia đình. Để hôn nhân hạnh phúc, đừng bao giờ xem vợ là người thân, lý luận với vợ hay nghĩ tiền mình kiếm được là của mình. Sau khi lập gia đình, đàn ông nên biết yêu thương vợ nhiều hơn bằng cách chủ động tránh xa cám dỗ cũng như trân trọng sự hy sinh của đối phương. Chỉ có tình yêu, sự quan tâm, thấu hiểu mới thể giúp hôn nhân được vững bền.

>>>Có thể bạn quan tâm: Tần suất quan hệ tình dục bao nhiêu chứng minh chồng chung thủy?

Uyên Uyên

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN