Dự báo từ ngày 26-30/10, Nam Bộ có khả năng đón đợt triều cường lớn, cảnh báo nguy cơ gây ngập úng diện rộng vùng trũng thấp ven biển các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có TP HCM.
Nam Bộ sắp đón thêm 5 đợt triều cường từ nay đến cuối năm
Theo ghi nhận từ Trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, mực nước quan trắc cao nhất tại trạm hải văn Vũng Tàu ngày 21/10 đạt 3,54m. Dự báo vào ngày 26-27/10, độ cao mực nước lớn nhất đạt 4,2-4,2m. Mực nước cao nhất xuất hiện vào khoảng từ 1-3 giờ và từ 14-16 giờ.
Dự báo Nam bộ còn 5 đợt triều cường từ nay đến cuối năm. Cụ thể, đợt 1 từ ngày 6-12/11; đợt 2 từ ngày 23-29/11; đợt 3 từ ngày 7-11/12; đợt 4 từ ngày 21-28/12; đợt 5 từ ngày 6-10/1/2023 và đợt 6 từ ngày 21-26/1/2023.
Theo dự báo, trường hợp triều cường trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh gây ngập lụt nhiều vùng trũng, thấp. Ngoài ra, ở các tỉnh, thành Nam Bộ trong nhiều ngày tới tiếp tục có mưa rào và dông rải rác vào chiều và tối.
Cơ quan khí tượng cảnh báo mức rủi ro thiên tai tại khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai ở cấp độ 2. Dự báo đây là kỳ triều cường cao người dân cần đề phòng ngập úng.
Tại sao Nam Bộ bị triều cường cao kỷ lục vậy?
Ngoài lực hấp dẫn của mặt trăng, triều cường dâng cao lịch sử bởi có thêm tác động từ yếu tố khí tượng, thủy văn. Thêm vào đó, đúng vào đợt triều cường có một đợt không khí lạnh tràn từ phía Bắc xuống, gặp địa hình nên gió đổi hướng sang Nam đến Đông Nam dồn thêm nước từ biển vào.
Triều cường năm nay trùng khoảng thời gian mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Lũ từ thượng nguồn đổ về gặp nước từ cửa sông đẩy vào khiến nước dâng lên tràn vào bờ gây lũ lụt. Tác động của những trận mưa to tại chỗ cũng khiến mức nước dâng lên gây ngập lụt tại các tỉnh, thành Nam Bộ.
Chính các nguyên nhân này đã khiến triều cường lên cao kỷ lục. Người dân cần đề phòng ngập úng, sạt lở chia cắt giao thông. Đồng thời, khẩn trương gia cố các đoạn đê bao, bờ bao có dấu hiệu xuống cấp để tránh nguy cơ xảy ra tràn, vỡ, sạt lỡ khi nước dâng cao.
Các phương án đảm bảo an toàn khi triều cường dâng cao
Đối với người dân ở vùng trũng thấp cần lên sẵn các phương án ứng phó. Cụ thể:
- Cần lắp rào chắn quanh kênh rạch khi ngập sâu không phân biệt được đường và sông. Bố trí thêm dây và đèn đường.
- Chủ động theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết để xem các vị trí ngập và mức độ ngập để tìm biện pháp hợp lý.
- Đưa các đồ dùng lên cao, ngắt các nguồn điện khi nhà có dấu hiệu ngập nước, đề phòng điện giật
- Tìm giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi triều cường tăng cao
- Kiểm tra các ao, hồ chứa nhiều nước cần phải hạ mức nước xuống thấp nhất trước khi triều cường tràn vào
- Những hộ dân ở vùng thấp trũng, sạt lở cần phải di dời sang nơi an toàn
- …
Aloha (Báo Việt Nam)