Ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng là 2 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm mà đợi đến giai đoạn cuối thì khả năng nhiều chị em không còn cơ hội làm mẹ.
Nhận diện 2 loại ung thư thường gặp làm mất cơ hội làm mẹ của chị em phụ nữ
Hai loại ung thư thường gặp này xảy ra ở Việt Nam có số lượng lớn. Trong đó, ung thư cổ tử cung thường xuất hiện các phụ nữ độ tuổi từ 30 trở lên. Còn ung thư buồng trứng thì lại xuất hiện ở độ tuổi trên 50 truổi trở lên.
Ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là một phần thuộc tử cung của người phụ nữ. Là nơi tiếp nối giữa âm đạo và tử cung được bao phủ bởi lớp mô mỏng với nhiều tế bào.
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh phổ biến của nhiều chị em ở giai đoạn 30 tuổi trở lên. Căn bệnh được gây nên bởi sự phát triển bất thường, không kiểm soát được các tế nào ở cổ tử cung. Các tế bào này sẽ phát triển một cách bất thường và tạo ra các khối u trong cổ tử cung. Hơn 99,7% tác nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung này chính là virus HPV.
Bệnh ung thư cổ tử cung có nhiều trường hợp tiềm ẩn khiến người bệnh chủ quan. Đến khi phát hiện thì đã bước vào giai đoạn muộn gây hiệu quả điều trị thấp hoặc không có khả năng điều trị.
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến của phụ nữ Việt Nam. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 6000 phụ nữ phát hiện ra bệnh và có ½ số đó tử vong.
Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
- Nhiễm tác nhân gây bệnh virus HPV
- Suy giảm miễn dịch do thuốc tây, hút thuốc lá…
- Nhiễm bệnh do quan hệ
- Lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài làm tăng khả năng niêm mạc màng trong tử cung
- Ăn ít trái cây và rau củ
- Sinh đẻ nhiều lần hoặc sinh con sớm
- Tiền sử gia đình có người bệnh ung thư cổ tử cung
Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung
Bệnh có tiến triển âm thầm trong thời gian dài, dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Bởi vậy, nhiều người khó có thể nhận biết được căn bệnh sớm nhất.
- Ra máu âm đạo bất thường
- Dịch âm đạo bất thường, ra khí hư màu vàng, có mùi khó chịu hoặc có nhầy màu
- Đau hoặc ra máu khi quan hệ
- Đau tức vùng bụng dưới thường xuyên
- Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn sang các cơ quan khác
- Rối loạn kinh nguyệt
- Liên tục mệt mỏi
- Giảm cân không kiểm soát
- Sưng đau ở chân
- …
Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
Bệnh ung thư cổ tử cung gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm hoặc điều trị ở giai đoạn đầu. Khi căn bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho khối u xâm lấn sang các cơ quan khác làm suy thận, thiếu máu, phù chân, di căn bệnh ung thư đến gan, phổi… khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
Ở một số giai đoạn ung thư đã phát triển mạnh và lan rộng thì chỉ có cách là xạ trị. Lúc này bắt buộc phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Điều này đồng nghĩa việc mất khả năng sinh con của người mẹ.
Cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung
Bệnh ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột nên chị em hoàn toàn có thể phát hiện sớm và điều trị. Cách tốt nhất là nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát các bệnh ung thư và các bệnh phụ khoa khác.
- Tiêm ngừa vaccine HPV
- Vệ sinh đúng cách
- Tránh tiếp xúc với HPV và các virus gây qua đường quan hệ
- Nên có lối sống khoa học, bổ sung, tăng cường sức đề kháng
Ung thư buồng trứng
Buồng trứng là một cơ quan sinh sản của phụ nữ. Mỗi phụ nữ sẽ có hai buồng trứng nằm trong khung chậu và có kích thước tương đương như hạt thị. Chức năng buồng trứng là sản xuất ra trứng tham gia vào quá trình thụ tinh và sản xuất ra nội tiết tố nữ.
Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư sinh dục thường gặp ở phụ nữ. Khối u ác tính xuất phát từ một hoặc hai buồng trứng. Các tế bào ung thư phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể và có thể sẽ di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Nguyên nhân ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng hiện chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nguy cơ mắc bệnh ung thư này thường có liên quan đến các yếu tố như:
- Người có tiền sử gia đình có người bị ung thư buồng trứng
- Người phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú hoặc đại tràng
- Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn hoặc điều trị hormon thay thế
Dấu hiệu cảnh bảo ung thư buồng trứng
Tương tự, ung thư buồng trứng không biểu hiện rõ rệt nên dễ bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm với các bệnh phụ khoa khác. Chỉ khi đến giai đoạn muộn mới biểu hiện rõ ràng, cụ thể:
- Khó chịu và đau ở vùng bụng dưới
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy
- Thường xuyên đi tiểu do áp lực đè ép bàng quang
- Ăn kém, không ngon, cảm thấy đầy bụng
- Chảy máu âm đạo bất thường, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
- Đau trong hoặc sau khi quan hệ
Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng
Khi cảm thấy có các dấu hiệu trên hoặc phòng tránh trước điều đó xảy ra để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Sử dụng thuốc tránh thai dạng ống
- Tập luyện thể dục đều đặn vừa sức
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và đúng chuẩn
- Hạn chế sử dụng thuốc có chứa hormon
Khi xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ tốt nhất chị em không nên chủ quan mà cần phải khám sớm để được chẩn đoán và điều trị. Các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo nên phát hiện ở giai đoạn sớm để được điều trị hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho các chị em có khả năng làm mẹ cả mình cao hơn, tránh việc bị ung thư.
Aloha (Báo Việt Nam)