Nhìn thấy dấu hiệu nổi cục gù ở tay chân có thể là một dấu hiệu báo động. Nhiều người chủ quan và không coi trọng triệu chứng bất thường này. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm thì biến chứng sẽ nguy hiểm có khả năng khiến người bệnh mất khả năng vận động.
Nổi cục gù ở tay chân là gì?
Nổi cục gù hay hạch là hiện tượng trên da xuất hiện một cục tròn, lúc đầu nhỏ và lớn dần sau đó. Ban đầu nhìn vào thì bạn sẽ thấy như một cục u, khối sưng ẩn dưới lớp da. Bên cạnh bàn tay, bàn chân thì nhiều người gặp tình trạng này ở bắp tay, bắp chân.
Nguyên nhân xuất hiện nổi cục gù ở tay chân
Hiện chưa xác nhận rõ nguyên nhân gây nổi hạch ở tay chân. Nhiều nhà khoa học cho rằng u hạch xảy ra có thể do lớp vỏ và màng mô khớp quanh gân bị tổn thương hoặc thoái hóa. Các u hạch sẽ phát triển từ các mô hoạt dịch – Chất dịch bôi trơn khớp xương. Khi các mô khớp xương bị tổn thương khiến việc di chuyển các chất dịch không được tự do. Lâu dần nó sẽ dồn lại và tạo thành cục gù, hạch.
Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở độ tuổi trung niên. Một trong những dấu hiệu chung của một số triệu chứng thoái hóa xương khớp, gout, viêm khớp…. Nếu không chữa trị sẽ nguy hiểm đến sức khỏe.
Yếu tố làm tăng nguy cơ nổi hạch
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nổi hạch ở tay hoặc chân. Cụ thể:
- Giới tính, tuổi tác: Hiện tượng này xuất hiện cả nam lẫn nữ trong khoảng từ 20 – 50 tuổi, trong đó phụ nữ xuất hiện nhiều nhất.
- Bị bệnh viêm xương khớp: Người mắc chứng viêm xương khớp do thoái hóa ở các khớp cũng có nguy cơ xảy ra tình trạng này
- Bị chấn thương, viêm nhiễm trùng hoặc ung thư
- …
Nổi cục gù ở tay chân dấu hiệu của bệnh lý gì?
Triệu chứng nổi cục gù ở tay chân là dấu hiệu cùng chung triệu chứng với các bệnh lý như:
U nang hoạt dịch
Bệnh nhân bị u nang hoạt dịch cũng là nguyên nhân gây nổi cục ở mu bàn tay chân. U nang hoạt dịch là một khối u không phải ung thư (lành tính) xảy ra quanh các khớp xương. Chất dịch tiết ra khi các cơ hoặc khớp bị kích thích và tăng lượng lớn hoạt dịch, lâu dần sẽ lan rộng và đổ ra các khoang nang trên các gân hoặc khe khớp.
U nang hoạt dịch thường không đau chúng có thể xuất hiện và biến mất cũng có thể thay đổi kích thước. Chỉ khi nang chèn ép lên dây thần kinh hoặc mạch máy thì mới gây đau đớn. Phụ nữ dễ mắc bệnh ung nang so với nam giới.
Cách cải thiện chính là hạn chế mức độ căng thẳng lên cổ tay hoặc tại vị trí nổi cục gù. Người bệnh thường dễ bị đau nhức khi trời trở lạnh cải thiện bằng cách chườm ấm hoặc massage với dầu gió.
Thoái hóa khớp
Là căn bệnh xương khớp thường gặp trong độ tuổi sau 40. Lúc đó, các tế bào xương khớp bắt đầu lão hóa và không có sự tạo thành các tế bào mới khiến cấu trúc xương khớp suy yếu. Cách nhận biết tình trạng thoái hóa xương khớp chính là xuất hiện các u cục nổi trên bề mặt da và khớp. Cùng với đó là tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài.
Nếu để kéo dài, căn bệnh thành mãn tính khó điều trị. Đặc biệt khi các cục gù trở nên cứng thì bệnh đã bước vào giai đoạn tương đối nghiêm trọng. Đến một giai đoạn nhất định, bàn tay hoặc chân của người bệnh bị biến dạng, các khối gai xương chèn ép hệ thống rễ thần kinh dẫn đến bị tê liệt vận động tạm thời.
Bệnh gout
Các bệnh nhân bị gout cũng có biểu hiện xuất hiện nổi cục gù ở tay chân – dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến đến giai đoạn nghiêm trọng. Căn bệnh mãn tính, tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
Theo chuyên môn, u cục xuất hiện là dấu hiệu của tình trạng lắng đọng urat ở khớp.Nếu không kiểm soát được nồng độ axit uric thì khớp có thể sẽ bị biến dạng. Ngoài bàn tay hoặc mu bàn tay thì khối u có thể xuất hiện ở chân, sụn vành tai…
Viêm khớp dạng thấp
Đây là căn bệnh tự miễn, trong đó hệ thống tấn công vào các khớp khỏe mạnh của cơ thể. Điều này dẫn đến viêm tổn thương mô và dị dạng gây nên các cục gù. Chúng có thể tròn hoặc tuyến tính và khi chạm vào không mềm.
Chúng thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, kể cả cẳng tay và ngón tay. Các nốt thấp thường phát triển gần các khớp chịu nhiều áp lực hoặc căng thẳng. Đến giai đoạn cấp tính, cục u phát triển lớn hơn sẽ gây ra tình trạng đau buốt, tê cứng khớp tay.
U tế bào bao gân
Đây cũng là khối u lành tính, không phải là ung thư và sẽ không lây sang các bộ phận khác của cơ thể. Các khối ý phát triển trong các bao gân – lớp màng bao quanh gân trên bàn tay của bệnh nhân và giúp nó di chuyển trơn tru.
Thông thường, bệnh nhân chỉ nhận thấy tình trạng nổi cục gù ở tay chân bất thường, không bị đau hoặc có triệu chứng bất thường nào. U lành tính thường chỉ xuất hiện ở những vùng khớp cử động nhiều, khớp nhỏ.
Cách phòng ngừa nổi cục gù ở tay chân hiệu quả
Mặc dù, các bệnh lý xuất hiện nổi cục gù không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị cũng như phòng ngừa thì khả năng sẽ nghiêm trọng. Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra cần:
- Duy trì lối sống khỏe mạnh và có chế độ sinh hoạt cân bằng
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm
- Xây dựng bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế các hoạt động va đập, chấn thương mạnh vào các vị trí nổi cục hạch
- Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu bất thường cục gù trên cơ thể
- Áp dụng các bài tập thư giãn khi thức dậy
- Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia…
- …
Bài viết trên tổng hợp thông tin liên quan đến tình trạng nổi cục gì ở tay chân. Dù các triệu chứng ban đầu không nguy hiểm nhưng để lâu thì khả năng sẽ tổn thương và lây lan sang các bộ phận khác. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường của cơ thể cần thăm khám bác sĩ sớm để được chữa trị càng sớm càng tốt nhé!