Trang chủ Giáo dục & Đời sốngSức khỏe Tác động của việc ngủ muộn đến chiều cao và trí thông minh

Tác động của việc ngủ muộn đến chiều cao và trí thông minh

bởi Trần Ngọc
0 bình luận
Trẻ ngủ muộn ảnh hưởng đến trí thông minh

Giấc ngủ tác động đến trẻ như thế nào? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc trẻ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến chiều cao và trí thông minh. Đối với trẻ em đang ở độ tuổi phát triển, thì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng. Vậy khi trẻ thường xuyên ngủ muộn sẽ gây ra vấn đề gì?

Những tác động tiêu cực của ngủ muộn

Với trẻ em, thời gian tốt nhất để ngủ là từ 9 đến 10 giờ tối và không nên ngủ muộn hơn 11 giờ tối. Dưới đây là những tác động tiêu cực của việc ngủ muộn hơn 11 giờ.

Tác động đến sự phát triển của não

Dựa theo các nghiên cứu, khi con người ở trạng thái ngủ thì vỏ não sẽ bật chế độ tự vệ, nó cho phép não được thư giãn và tự sửa chữa tổn thương. Bên cạnh đó, sau khi sửa chữa thì còn làm cho não phát triển nữa.

Vậy nên, nếu được nghỉ ngơi đầy đủ thì trẻ sẽ có đầy đủ năng lượng cho ngày hôm sau. Nhưng nếu thức khuya và ngủ muộn thì gặp các vấn đề vào ngày hôm sau như giảm trí nhớ, mất tập trung khi học và phản xạ bị kém đi.

Trẻ ngủ muộn ảnh hưởng đến trí thông minh
Trẻ ngủ muộn ảnh hưởng đến trí thông minh

Theo nghiên cứu một nhóm sinh viên về việc so sánh giấc ngủ và kết quả học tập, nhận thất rằng:

  • 61% học sinh thức khuya và ngủ dưới 8 tiếng có điểm số không tốt, 40% trong số đó gặp khó khăn trong việc vượt qua các kỳ thi.
  • 76% học sinh ngủ đủ giấc từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày thì có điểm số tốt, có 11% trong số đó đạt kết quả cao nhất lớp.

Qua kết quả so sánh trên, ta nhận thấy rằng kết quả học tập chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng giấc ngủ. Thế nên, mỗi học sinh, sinh viên cần phân phối thời gian đúng mức cho việc học để có thể ngủ đúng giờ. Từ đó, nâng cao thành tích học tập mà không phải thức khuya để ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ngoài ra, trẻ cũng cần có thời gian ngủ trưa tầm 30 phút để cơ thể và não được thư giãn, đồng thời ngăn việc buồn ngủ vào giờ học buổi chiều.

Tác động đến chiều cao

Chìa khoá để phát triển chiều cao chính là Hormone tăng trưởng. Tuy nhiên, loại hormone này chỉ được tiết ra nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 10h đêm – 1h sáng và từ 5h – 7h sáng. Ban đêm có lượng hormone tiết ra gấp 3 lần so với ban ngày nên trẻ sẽ tăng trưởng chiều cao và ban đêm nhiều hơn ban ngày.

Trẻ ngủ muộn
Trẻ ngủ muộn

Trẻ chỉ cần có giấc ngủ chìm sâu vào 2 khung giờ trên thì khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ sẽ được tăng lên đáng kể. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên các cha mẹ nên cho con ngủ trước 10h tối để trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tốt nhất.

Tổn thương hệ thống miễn dịch

Theo giám đốc Hiệp hội Tim, Phổi và Máu (Mỹ): ông David Goff cho rằng “thời gian ngủ càng thất thường thì nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch càng lớn”. Vì hệ thống miễn dịch của cơ thể được phục hồi và củng cố khi chúng ta ngủ, nếu có giấc ngủ tốt và chất lượng thì sẽ có một hệ thống miễn dịch đủ sức chống chọi với những bệnh thông thường.

Nếu người lớn và trẻ em ngủ không đủ giấc trong thời gian dài thì sẽ gây những hậu quả xấu đến sức khoẻ như giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc cảm cúm và các bệnh tim mạch. Vậy nên, chúng ta là các bậc cha mẹ phải thực hiện nếp sống lành mạnh, ngủ sớm thì mới có thể dạy cho con ngủ sớm. 

Bí quyết làm trẻ ngủ sớm

Giúp trẻ hoàn thành các bài tập về nhà

Đa số các trẻ ngủ muộn đều do phải làm bài tập quá nhiều. Tuy nhiên, nguyên nhân này có thể sửa đổi được nếu như các bậc phụ huynh giúp đỡ, rèn luyện cho các trẻ tính tập trung và tự giác trong học tập.

Các trẻ thường bị mất tập trung trong lúc học bài, dẫn đến không thể hoàn thành bài tập về nhà đúng thời gian mà thường kéo dài qua giờ đi ngủ. Những lúc như vậy, cha mẹ chính là vị cứu tính nhắc nhở, lập kế hoạch và đồng hành cùng con cái để giúp con có được kết quả học tập tốt mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ và thời gian ngủ.

Để bộ não thoải mái trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ thì nên để cho bộ não được thư giãn và thoải mái nhất. Tránh những việc kích thích đến vỏ não và gây mất ngủ như ăn vặt, xem video, chơi game,…

Bậc cha mẹ nên tạo thói quen tốt cho trẻ trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng để bộ não được thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ hơn nhé.

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN