Trang chủ Giáo dục & Đời sốngMẹ và bé Thai chậm tăng trưởng có nguy hiểm đến mẹ và bé không?

Thai chậm tăng trưởng có nguy hiểm đến mẹ và bé không?

bởi Trần Ngọc
0 bình luận
Ảnh minh họa thai chậm tăng trưởng

Thai chậm tăng trưởng tên chuyên khoa là Intrauterine Growth Restriction (viết tắt IUGR) là tình trạng suy dinh dưỡng bào thai ngay khi còn trong bụng mẹ. Thai chậm tăng trưởng thường có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn so với tuổi thai. 

Ảnh minh họa thai chậm tăng trưởng
Ảnh minh họa thai chậm tăng trưởng

Nguyên nhân dẫn đến thai chậm tăng trưởng

Có 3 nhóm tác nhân chính dẫn đến thai chậm tăng trưởng bao gồm: Tác nhân từ thai nhi (hội chứng Turner, Down, di truyền, thai dị tật, đa thai…) tác nhân từ bánh nhau (suy chức năng bánh nhau, bất thường tử cung, nhau bám màng…), tác nhân từ người mẹ (mắc bệnh cao huyết áp, dáng nhỏ, người thiếu dinh dưỡng, mắc bệnh lý đái tháo đường).

Ngoài ra, còn có một số tác nhân từ bên ngoài như hút thuốc, rượu hoặc nhiễm trùng khi đang mang thai đều có thể dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng. 

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết việc thai chậm tăng trưởng là điều không ai mong muốn. Những bé có dấu hiệu chậm tăng trưởng ở mức độ nhẹ thì sau khi sinh, các bé vẫn có thể phát triển tốt về cả chiều cao lẫn cân nặng. 

Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng thai chậm phát triển ở mức độ nặng bà mẹ nên đi khám thường xuyên. Nếu thai chậm tăng trưởng không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến cả thai nhi và bà mẹ.

Thai chậm tăng trưởng khi sinh ra có phát triển bình thường không?

Về mặt y khoa, những  trẻ sơ sinh bị thai chậm tăng trưởng có nhiều nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe hơn so với trẻ bình thường. Thông thường, những trẻ chậm tăng trưởng sẽ sinh sớm hoặc sinh ra có kích thước rất nhỏ. Những trẻ này thường phải nằm viện lâu hơn và cần được chăm sóc đặc biệt. Do đó, các bộ phận trên cơ thể vẫn yếu hơn so với những đứa trẻ sinh đủ tháng.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung

Mẹ bầu có thai chậm tăng trưởng không nên chủ quan cần phải thăm khám, theo dõi thai kỳ sát (mỗi tuần thậm chí mỗi 3 ngày hoặc nhập viện theo dõi nếu tình trạng trở nặng).

Mẹ bầu có thai chậm tăng trưởng cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với việc ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ. Để ngăn ngừa thai chậm tăng trưởng mẹ bầu cần:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Tránh căng thẳng, hạn chế rượu bia.
  •  Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  •  Nên tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày.

Đồng thời, để giữ cho thai kỳ có thể phát triển được tốt hơn người mẹ cần thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Để thai nhi được theo dõi tốt người mẹ cần ghi nhớ lịch hẹn khám thai và xét nghiệm trước sinh.

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN