Trang chủ Giáo dục & Đời sốngMẹ và bé 5 dấu hiệu nhận biết trẻ nghiện điện thoại

5 dấu hiệu nhận biết trẻ nghiện điện thoại

bởi Trần Ngọc
0 bình luận
Trẻ xem điện thoại quá nhiều

Bạn đang lo lắng vì trẻ chơi điện thoại nhiều, trẻ nghiện điện thoại? Mời bạn tìm hiểu ngay 5 dấu hiệu dưới đây cho thấy trẻ đang nghiện điện thoại, chơi quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Co giật cơ mặt, nháy mắt liên tục

Khi trẻ chơi game hoặc sử dụng điện thoại, tivi thiết bị công nghệ chứa ảnh sáng xanh nhiều, mắt và thần kinh của trẻ luôn trong trạng thái tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng. Điều này không chỉ làm tăng các tật khúc xạ mà còn là nguyên nhân gây rối TIC. TIC (rối loạn cơ vận động) là triệu chứng rối loạn chuyển động cơ không có nhịp điệu hoặc âm thanh nhanh, đột ngột, lặp đi lặp lại ở trẻ. 80% dấu hiệu này thường thấy ở cơ mặt, 20% còn lại ở lời nói.

Trẻ xem điện thoại quá nhiều
Trẻ xem điện thoại quá nhiều

Tất cả các bệnh nhân TIC cuối cùng đều rối giữa âm thanh và vận động. Tic là hội chứng không thể điều trị triệt để được. Khả năng tái phát của bệnh này là rất cao, cha mẹ nên tìm hiểu và cẩn thận hạn chế cho trẻ sử dụng những thiết bị điện tử, xem tivi…

Hai vai bị lệch, lồng ngực nhô lên

Việc trẻ sử dụng điện thoại nhiều với tư thế không đúng trong thời gian dài làm cho trẻ trở nên cong vẹo cột sống. Trẻ bình thường sẽ có cột sống thẳng hàng khi nhìn từ cổ xuống lưng. Khi nhìn ngang cột sống hơn cong ở lưng và ưỡn ở thắt lưng. 

Đối với những trẻ sử dụng điện thoại nhiều thường có tật cong vẹo ở cột sống, nhìn phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, lồng ngực nhô lên một bên. Nếu bạn cho trẻ cúi thắt lưng xuống nhìn phía sau bạn sẽ thấy rõ lồng ngực hay hông thắt lưng nhô lên 1 hay 2 bên.

Đau đầu đi đứng loạng choạng buồn nôn

Triệu chứng tiếp theo của trẻ nghiện điện thoại là trẻ có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, đi đứng loạng choạng hay bị ngã. Điều này cho thấy rằng trẻ đang có khối u trong não, u này có thể là u lành hoặc là khối ung thư.

Nhiều nghiên cứu về trẻ em sử dụng điện thoại thời gian dài cho rằng, những trẻ chơi điện thoại nhiều sẽ phát triển những khối u lành tính trong não và tai. Theo WHO, nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư não ở trẻ em chính là bức xạ điện thoại di động. 

Trẻ nghiện điện thoại
Trẻ nghiện điện thoại

Trẻ em thường có da, mô và xương não mỏng hơn so với người trưởng thành. Hơn nữa, thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện do đó những tia sáng sẽ làm cho trẻ dễ bị tổn thương. 

WTO cũng đã phân loại bức xạ cho thấy bức xạ của điện thoại di động có thể gây ra ung thư cho con người và nhất là ở trẻ em. Đặc biệt, trẻ em hấp thụ nhiều hơn 60% bức xạ so với người lớn do đó trẻ rất dễ nhiễm bệnh. Đặc điểm để nhận biết điều này nhanh nhất là những trẻ này sẽ có tình trạng đau đầu dai dẳng buồn nôn, đi đứng loạng choạng, mất thăng bằng, có thể dễ bị ngã, thậm chí có thể động kinh, đầu to,…

Tư duy của não kém phát triển học tập sa sút 

Theo nghiên cứu ở Mỹ, các nhà khoa học nghiên cứu trẻ nghiện điện thoại đã chỉ ra rằng những trẻ em dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng chơi những trò chơi video hơn 7h/ngày đã có dấu hiệu bị mỏng vỏ não sớm so với những trẻ không dùng thiết bị điện này.

Những trẻ em chơi điện thoại nhiều sẽ dễ mắc các chứng bệnh như rối loạn khó tập trung. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não. Nếu trẻ sử dụng điện thoại giờ ra chơi thì khi vào học trẻ sẽ khó tập trung phân tán tư tưởng khi học làm cho việc học kém đi. 

Không muốn ra ngoài tiếp xúc với nhiều người 

Những trẻ chơi điện thoại quá nhiều sẽ sinh ra việc nghiện chơi điện thoại. Điều này làm cho trẻ chỉ có mong muốn được ở nhà và không muốn tiếp xúc với mọi người. Thậm chí nhiều trẻ không muốn giao tiếp với cả người thân chỉ muốn thu mình lại xa lánh xã hội. Đây là nguyên nhân dễ thấy nhất nhận biết trẻ của bạn đang sử dụng điện thoại quá nhiều.

Khi biết được trẻ dùng điện thoại quá nhiều, trẻ nghiện điện thoại thì ba mẹ cần phải làm gương cho con. Cha mẹ cùng ngắt kết nối và ngồi lại bắt chuyện với con. Trẻ con rất thích nói chuyện nhất là nói chuyện với cha mẹ do đó bạn nên dành thời gian rảnh để nói chuyện với con.

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN