Trang chủ Giáo dục & Đời sốngKỹ năng sống Những điều cần biết về người nhạy cảm

Những điều cần biết về người nhạy cảm

bởi Uyên Uyên
0 bình luận

Người nhạy cảm thường cảm thấy thiệt thòi bởi thói quen quan tâm quá mức đến ý kiến từ người khác cũng như luôn muốn làm hài lòng mọi người. Theo chuyên gia, nhạy cảm là đặc điểm tính cách bình thường, nó không phải căn bệnh như chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên nếu nhạy cảm quá mức sẽ khiến chúng ta trở nên mệt mỏi và khó tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.

Người nhạy cảm quá mức sẽ khó tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Người nhạy cảm quá mức sẽ khó tìm được niềm vui trong cuộc sống.

Nhạy cảm là gì?

Người nhạy cảm là người có khả năng nhận biết mọi thứ xung quanh một cách nhanh chóng và tinh tế bằng các giác quan hoặc sự cảm tính. Chắc hẳn xung quanh chúng ta sẽ có một vài người bạn dễ xúc động, dễ tổn thương bởi lời nói của người khác. Những người như thế thường có tâm hồn rất nhạy cảm.

Những người dễ tổn thương và xúc động thường có tâm hồn nhạy cảm.
Những người dễ tổn thương và xúc động thường có tâm hồn vô cùng nhạy cảm.

5 dấu hiệu nhận biết người nhạy cảm

Người nhạy cảm không chỉ dễ khóc, dễ tổn thương… chúng ta còn có thể nhận biết họ thông qua 6 dấu hiệu sau:

Có nhận thức tinh tế

Người nhạy cảm thường nhận biết những điều mà người khác có thể bỏ lỡ như kiểu tóc mới có ai đó, sự xáo trộn đồ đạc trong căn phòng, nhạy cảm với mùi hương hoặc bị giật mình bởi âm thanh lạ…

Chúng ta đều có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người khác dù tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, người nhạy cảm lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tâm trạng, cảm xúc của người khác hơn hẳn người bình thường.

Dễ cảm thấy quá tải

Người nhạy cảm rất dễ cảm thấy quá tải và có xu hướng lo lắng quá mức nếu như bị giao nhiều việc một lúc. Bên cạnh đó, họ không thể hoàn thành công việc trong môi trường nhiều tiếng ồn hoặc quá căng thẳng. Để có thể làm tốt mọi việc, người nhạy cảm rất cần không gian yên tĩnh.

Dễ bị ám ảnh bởi lời chỉ trích

Khi bị chỉ trích, người bình thường sẽ xem đó là lời góp ý cũng như là điều tất yếu phải trải qua trong cuộc sống. Tuy nhiên, với người nhạy cảm, họ xem lời chỉ trích là nỗi đau. Họ thường để trong lòng những câu nói đó và suy nghĩ rất nhiều. Người nhạy cảm rất thích lời khen. Chỉ cần được động viên khen ngợi thì họ lập tức vui vẻ trở lại.

Người nhạy cảm thường cảm thấy tổn thương khi bị chỉ trích.
Người nhạy cảm thường cảm thấy tổn thương khi bị chỉ trích.

Có cái nhìn sâu sắc về âm nhạc và nghệ thuật

Người nhạy cảm rất dễ bị rung động trước một bức tranh đẹp. Những tiếng đàn du dương, sự hoàn mỹ của thiên nhiên, khung cảnh cũng có thể giúp họ chữa lành những vết thương trong lòng.

Luôn cần thời gian riêng tư

Dấu hiệu nhận một người nhạy cảm đó là họ rất cần khoảng thời gian riêng tư để chiêm nghiệm lại cuộc sống. Thay vì đến những nơi đông người, họ lại có xu hướng thích những hoạt động một mình như nghe nhạc, đọc sách, chăm sóc thú cưng…

7 cách vượt qua nhạy cảm

Sau khi nhận biết các đặc điểm của người nhạy cảm, chúng ta cùng tìm hiểu những cách vượt qua nhạy cảm để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Thiền

Thiền định có thể giúp bạn kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Nó giúp cải thiện phản ứng của não đối với tác nhân gây stress, mang lại sự bình yên cho tâm hồn bạn. Theo các chuyên gia, những người nhạy cảm quá mức nên tập thiền chánh niệm vì khi ấy chúng ta sẽ tập trung vào việc chấp nhận những cảm xúc của mình ở thời điểm hiện tại mà không phán xét chúng.

Để thiền hiệu quả, bạn có thể tham gia khóa học thiền hoặc tự học và luyện tập chúng. Theo một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, thiền mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Nó có thể làm giảm phản ứng viêm do căng thẳng gây ra. Thêm vào đó, thiền có thể cải thiện các vấn đề liên quan đến căng thẳng như hội chứng ruột kích thích, đau cơ xơ hóa và rối loạn giấc ngủ.

Thiền chánh niệm là một trong những cách vượt qua nhạy cảm vô cùng hiệu quả.
Thiền chánh niệm là một trong những cách vượt qua nhạy cảm vô cùng hiệu quả.

Học cách quyết đoán trong giao tiếp

Vì bản tính nhạy cảm, hay quan tâm quá mức đến lời nói của người khác nên người nhạy cảm ít khi nói ra nhu cầu và cảm xúc của mình. Khi thụ động trong giao tiếp, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nói “Không” cũng như không thể bày tỏ điều mình muốn.

Nên học cách quyết đoán trong giap tiếp để biết cách nói câu từ chối, dễ dàng nói ra những nhu cầu và mong muốn của bản thân. Từ đó, đối phương có thể hiểu bạn và bản thân chúng ta cũng cảm nhận được tình yêu thương, sự trân trọng.

>>>Xem thêm: Người thông minh luôn ghi nhớ 3 không quản, 4 không nói, 5 không giúp

Trước khi quyết định điều gì, hãy đợi đến khi bình tĩnh trở lại

Cảm xúc của chúng ta có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động. Vì thế khi cảm xúc vượt quá mức kiểm soát, hãy cho bản thân vài phút suy ngẫm lại. Đừng bao giờ quyết định điều gì khi đang tiêu cực vì có thể lúc bình tĩnh chúng ta sẽ thấy hối hận.

Khi mất bình tĩnh, hãy tự hỏi bản thân bằng cụm từ “Nếu…thì” để cân nhắc cho quyết định và hành động của bạn. Nếu quyết định khi ấy mang lại nhiều hậu quả liệu chúng ta còn muốn làm không?

Ví dụ: Trong lúc cãi nhau với vợ/chồng, vì quá tức giận nên bạn muốn ly dị người bạn đời của mình. Khi ấy, hãy dành vài phút phân tích vấn đề. “Nếu li dị bạn có cảm thấy tốt hơn không?”, “Sau khi nói ly dị liệu đối phương có níu kéo?”, “Bạn có muốn những hậu quả này xảy ra với mình không?”… Hãy trả lời rồi hẵng quyết định. Nên nhớ những quyết định trong lúc tiêu cực có thể làm chúng ta hối hận cả đời.

Đừng quyết định điều gì khi đang nóng giận.
Đừng quyết định điều gì khi đang nóng giận.

Nhìn nhận bản thân và người khác bằng sự đồng cảm

Cách vượt qua nhạy cảm là nhìn nhận bản thân và người khác bằng sự đồng cảm. Trước đây, bạn cho rằng bất kỳ lỗi lầm nào trong mối quan hệ đều là tác nhân khiến mối quan hệ tan vỡ. Vì thế để không bị tổn thương, bạn thường xây dựng các mối quan hệ hời hợt.

Hãy nhìn vào những điều tốt đẹp của người khác, nhất là những người thân thiết. Khi có ai đó khiến bạn tổn thương, thay vì trách cứ họ, bạn hãy nghĩ rằng, dù là người thân, người yêu hay bạn bè… ai cũng có thể mắc lỗi.

Thay vì để trong lòng, bạn hãy chia sẻ thẳng thắn với họ. Nếu để tâm và trân trọng mối quan hệ, họ sẽ biết cách tránh lặp lại chuyện đó trong tương lai.

Đừng chỉ trích người khác. Nếu có ai lỡ hẹn với bạn, thay vì nói rằng: “Tôi rất buồn vì bạn quên cuộc hẹn với tôi”, bạn hãy thay bằng: “Tôi cảm thấy rất buồn khi bạn quên mất buổi gặp mặt của chúng ta, vì dành thời gian cho nhau là điều rất quan trọng với tôi”. Sau đó, hãy hỏi thăm họ: “Bạn có vấn đề gì hả? Muốn tâm sự với tôi không?”.

Có một số người không thích nói ra cảm xúc của mình khi họ gặp vấn đề gì đó, thay vì nghĩ đó là lỗi của mình, hãy tôn trọng quyết định của họ. Những người ấy chỉ muốn có thời gian riêng tư để giải quyết những cảm xúc của bản thân mà thôi.

Nếu ai đó bỗng dưng không nói chuyện với mình, đừng vội nghĩ mình có lỗi.
Nếu ai đó bỗng dưng không nói chuyện với mình, đừng vội nghĩ mình có lỗi.

Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của những người có kỹ năng chuyên môn

Nếu bạn đã cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình nhưng vẫn cảm thấy quá tải, hãy tìm kiếm những chuyên gia về sức khỏe tâm lý để được tư vấn, hướng dẫn. Họ sẽ biết cách giúp bạn hiểu rõ bản thân, những vấn đề bạn đang gặp phải và cách quản lý cảm xúc.

Những người nhạy cảm quá mức có thể đăng ký khóa học về kỹ năng quản lý cảm xúc cũng như cách đối mặt với những tình huống trong cuộc sống. Đừng nghĩ nhạy cảm là một căn bệnh, đây chỉ là cơ hội giúp bạn trang bị thêm kiến thức về kỹ năng giải quyết vấn đề mà thôi.

Quá nhạy cảm có thể là dấu hiệu của trầm cảm hoặc những bệnh lý khác

Có một số người sinh ra đã nhạy cảm. Đây là đặc điểm tính cách bình thường. Nhưng nếu bạn cảm thấy mình bị thái quá về mặt cảm xúc như dễ nóng giận, thường xuyên nhìn nhận vấn đề một cách tiêu cực, dễ khóc và quá quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình… thì rất có thể bạn đang mắc căn bệnh tâm lý.

Đôi khi, việc quá nhạy cảm là do bệnh trầm cảm gây ra khiến chúng ta bị quá tải về mặt cảm xúc (tiêu cực lẫn tích cực). Khi ấy, chúng ta rất dễ nóng giận bởi những chuyện bình thường. Sự mất cân bằng của chất dẫn truyền thần kinh có thể khiến chúng ta bị nhạy cảm quá mức.

Để nhận biết bản thân có trầm cảm hay không, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác cũng như hướng dẫn bạn cách vượt qua căn bệnh tâm lý.

Đôi khi sự nhạy cảm quá mức là do căn bệnh trầm cảm gây ra.
Đôi khi sự nhạy cảm quá mức là do căn bệnh trầm cảm gây ra.

Hãy kiên nhẫn

Cách vượt qua nhạy cảm là hãy kiên nhẫn. Việc trưởng thành về mặt cảm xúc cũng giống như trưởng thành về mặt thể chất vậy. Chúng cần thời gian để lớn và bạn sẽ không cảm thấy thoải mái trong quãng thời gian này. Để vượt qua sự nhạy cảm, bạn cần học hỏi thông qua lỗi lầm, rút kinh nghiệm cho lần sau.

Những thất bại và thách thức trong cuộc sống sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Hãy kiên nhẫn với bản thân và dành thời gian quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho chính mình.

Kết luận

Ở trên là những điều cần biết về người nhạy cảm cũng như cách vượt qua. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu bản thân hơn và rèn luyện chính mình trưởng thành trong cảm xúc. Khi đó, bạn sẽ không còn quá quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình cũng như biết trân trọng, yêu thương bản thân đúng cách.

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN