Trang chủ Kinh doanh Thế khó cho tân thủ tướng trước vấn đề khủng hoảng kinh tế ở Anh

Thế khó cho tân thủ tướng trước vấn đề khủng hoảng kinh tế ở Anh

bởi Uyên Uyên
0 bình luận

Trước tình hình nước Anh đang trượt dài trong khủng hoảng giá cả, vay nợ và tín nhiệm, đây sẽ là bài toán khó cho ông Rishi Sunak khi trở thành tân thủ tướng.

Thế khó cho tân thủ tướng trước vấn đề khủng hoảng kinh tế ở Anh.
Thế khó cho tân thủ tướng trước vấn đề khủng hoảng kinh tế ở Anh.

Chưa đầy 3 tháng, nước Anh đã thay đổi đến thủ tướng thứ ba. Theo trang CNN, sau khi ông Rishi Sunak kế nhiệm bà Liz Truss, thách thức đè nặng lên đôi vai tân thủ tướng trong việc ổn định đất nước sau một giai đoạn hỗn loạn chính trị và khủng hoảng tài chính.

Trước đó, một nhiệm vụ khác mà ông Rishi Sunak phải đối mặt là làm thế nào để đưa nước Anh vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế. Ngày 24/10, ông Rishi Sunak tuyên bố sẽ “đưa Đảng và đất nước ta xích lại gần nhau” đồng thời “cùng đối mặt với thách thức kinh tế nghiêm trọng”.

Chiến thắng của ông Sunak vẫn khiến các nhà đầu tư cảm thấy e dè. Theo trang Trading Economics, sáng 25/1, đồng bảng Anh đã có sự giảm nhẹ về 1,13 USD (tương đương 28 nghìn đồng) đổi 1 bảng Anh.

Thách thức lớn cần đối mặt

Vào thời điểm tranh cử hồi hè, ông Sunak từng hứa sẽ giảm thuế cho các hộ gia đình Anh đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, ông chỉ giảm thuế khi áp lực lạm phát đã giảm bớt.

Nhưng kể từ đó đến nay, triển vọng nền kinh tế đã xấu đi đáng kể. Sau vụ cắt giảm thuế và tăng vay nợ của bà Liz Truss, thị trường tài chính nước Anh trở nên chao đảo.

Thước đo về các hoạt động kinh tế của nước Anh lao dốc thảm hại vào tháng 10, xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm. S&P Global nhận định nền kinh tế Anh đang rơi vào tình trạng suy thoái.

Theo trang CNN, chuyên gia kinh tế trưởng của S&P Global đã nhận xét rằng: “Tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế leo thang đã khiến các hoạt động kinh doanh sụt giảm với tốc độ chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, nếu không tính đến những giai đoạn phong tỏa vì đại dịch”.

Qua đó, bài học rút ra sau nhiệm kỳ của bà Liz Truss, ngoài trợ giá năng lượng, bất cứ hành vi kích thích kinh tế nào đều gây bất lợi cho ông Sunak.

Theo Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Tài khóa – ông Carl Emmerson nhấn mạnh: “Thủ tướng mới cần phải có trách nhiệm về tài chính. Chúng ta cần một kế hoạch đáng tin để đảm bảo rằng nợ chính phủ có thể giảm trong trung hạn”.

Với các vấn đề kinh tế Anh đang gặp phải, đây sẽ là thách thức lớn mà ông Sunak phải đối mặt.
Với các vấn đề kinh tế Anh đang gặp phải, đây sẽ là thách thức lớn mà ông Sunak phải đối mặt.

Kinh tế Anh bị suy thoái

Vào tháng trước, Ngân hàng Trung ương (BoE) thừa nhận rằng kinh tế Anh đang rơi vào thời kỳ suy thoái. Ngày càng nhiều bằng chứng thể hiện điều đó. Sản lượng của Anh lao dốc 0,3% vào tháng 8 trong khi chỉ mới tăng nhẹ 0,1% vào tháng 7.

Bên cạnh đó, theo báo cáo được chính phủ công bố vào tuần trước, doanh số bán lẻ lao dốc 1,4% vào tháng 9, nghiêm trọng hơn dự báo trước đó của các chuyên gia. Khi lạm phát tăng cao nhất trong 40 năm, niềm tin của người tiêu dùng sẽ bị lung lay nghiêm trọng.

Trước tình hình này, ông Dean Turner – nhà kinh tế học UBS Wealth Management bình luận: “Câu hỏi lớn nhất bây giờ là, một cuộc suy thoái sẽ kéo dài trong bao lâu và nghiêm trọng đến mức nào”.

Vấn đề tài chính của nước Anh ngày càng u ám. Được biết, vào tháng 9, chính phủ Anh vay ròng 20 tỷ bảng Anh (tương đương 563 nghìn tỷ đồng) nhiều hơn 5,2 tỷ bảng Anh (tương đương 146 nghìn tỷ đồng) so với dự đoán trước đó từ các cơ quan giám sát tài chính.

Kinh tế Anh chính thức bị suy thoái sau 11 năm.
Kinh tế Anh chính thức bị suy thoái sau 11 năm.

Ông Ruth Gregory – nhà kinh tế cấp cao tại Capital Economics nhận định: “Doanh số bán lẻ tồi tệ và nợ công vượt quá ước tính của Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách sẽ khiến bài toán của thủ tướng Anh trở nên khó khăn hơn.

Không dễ dàng để đưa nền kinh tế Anh vượt qua cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, khủng hoảng vay nợ và khủng hoảng tín nhiệm hiện tại”.

Theo giới đầu tư và quan sát, kế hoạch kinh tế do Bộ trưởng tài chính Jeremy Hunt vẫn còn nguyên vẹn. Cụ thể, sau khi nhậm chức vào tuần trước, ông gần như loại bỏ toàn bộ kế hoạch thuế và ngân sách của bà Liz Truss, bao gồm loại bỏ khoản giảm cắt thuế và lời hứa cắt giảm chi tiêu của cựu thủ tướng Liz.

Ngoài ra, ông Hunt cũng cho biết chính phủ chỉ giới hạn giá năng lượng cho đến tháng 4.

Với tình hình trên, Ngân hàng Trung ương phải đối mặt với những khó khăn trong các cuộc họp chính sách vào tháng 11 và 12. Sau khi chính phủ chấm dứt những khoản trợ giá về năng lượng, áp lực lạm phát có thể trở lại. Điều này khiến cho vấn đề trở nên khó khăn hơn.  

Tuy vậy, ông Dean Turner – nhà kinh tế học của UBS Wealth Management cũng nói rằng: “Thành thật mà nói, chúng ta không biết giá năng lượng sẽ ra sao vào tháng 4. Do đó, không thể đánh giá trước tác động đối với túi tiền của các hộ gia đình”.

Uyên Uyên

You may also like

Về BAOVIETNAM.COM

Báo Việt NamCầu nối tin tức và công nghệ. Với mục tiêu tạo ra nền tảng thông tin đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới, từ tin tức hàng ngày đến những xu hướng công nghệ tương lai.

báo việt nam logo footer

@2023 – Quản lý bởi Báo Việt Nam – VPS/Server tài trợ bởi GOFIBER.VN